Đạo Tâm
Chú Đại Bi
Nhíp thọ trong 8 câu sau:
Cs có thể học, tụng bài này thay thế chủ đại bi:
1. Thần Bi linh ứng
2. Hóa độ chúng sanh
3. Vượt qua biển khổ
4. Thoát vòng trần lao
5. Quan Âm linh ứng
6. 84 hiện thân
7. Khắp cùng pháp giới
8. Rưới tâm đại bi
Đại từ cứu khổ
Quan Thế Âm
- Mở tâm đón nhân luồn gió mới
- Mở tâm khoáng đạt, vui vẽ chào đón mọi người.
- Mở tâm tiếp nhận điều hay, lẽ phải, điều thiện lành.
- Tâm rộng mở, không bảo thủ, chấp ngã.
- Mở tâm làm việc tích cực thiện, lành cho mình và cho mọi người.
- Mở rộng tâm, có cái nhìn trí tuệ, không thiên lệch.
- Mở rộng tâm từ trong gia đình, ra ngoài xã hội.
- Mở rộng lời nói, khai khẩu ra điều là các điều tích cực
- Mở rộng tấm lòng bao dung rộng lượng, từ bi hỷ xả
- Khai tâm là bắt đầu làm việc, tích lũy hạnh lành, tích lũy phước đức cho bản thân cho gia đình, dù là điều nhỏ nhất.
Khi con người sống bằng Chánh kiến thì người ấy có sự suy nghĩ chân chánh.
Vì có suy nghĩ Chân chánh cho nên nói lời Chân chánh và việc làm cũng Chân chánh, mạng sống cũng được Chân chánh.
Cũng nhờ Chánh kiến, chánh Tư duy này, cho nên sự nổ lực cố gắng của vị ấy cũng chân chánh, niệm cũng được chơn chánh.
Do niệm đã chân chánh, cho nên vị ấy sống và làm việc trong định, ai sống trong định thì người ấy có trí tuệ.
Người có trí tuệ là người biết việc đúng việc sai, việc thiện việc bất thiện, việc lợi mình lợi người, việc hại mình hại người.
Nhờ biết như vậy cho nên vị ấy không rơi vào hai cực đoan. (Khổ hạnh và hưởng thụ, đắm chìm)
Đây chính là ý nghĩa được đức Phật định nghĩa Trung đạo là con đường ‘Bát Chánh Đạo.
Bốn Sư Thích Ca Mâu Ni
1. Không rơi vào hai cực đoan: đắm chìm dục lạc và khổ hạnh, cực đoạn là trung đạo
2. Không hưởng thụ một cách cực đoan, hưởng thụ tiêu xài vật chất, hài hòa và hợp lý. (mục đích giúp cơ thể khỏe mạnh, và không bệnh tật) là Trung đạo.
3. Biết đủ là trung đạo.
Trang bị nhu cầu cần thiết, cơ bản cho người Cs, người xuất gia. Vừa đủ không thiếu là được, không đua đòi, đòi hỏi.
Mức độ đủ như thế nào đều tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh mỗi người, không có một nguyên tắc nào làm tiêu chuẩn cho sự biết đủ cho mỗi Cs.
4. Không chấp có, cũng không chấp không là trung đạo
Các pháp do nhân duyên họp lại mà thành cho nên gọi là có.
Nhưng bản chất của các pháp không có tự tánh, tức sự tồn tại độc lập, cho nên gọi nó là không.
Nếu cho rằng các pháp là thật có là một quan điểm cực đoan.
Ngược lại nếu thấy các pháp vô thường mà cho nó là không cũng là một cực đoan. Lìa khỏi hai cực đoan là Trung đạo.
5. Đệ nhất nghĩa không là Trung đạo.