ĐẠO TÂM 22/09/2019

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 22/09/2019
Ngày đăng: 30/08/2022 08:32 AM

Kệ bổ trợ Cư sĩ

 

Trí tuệ quang minh liễu

 

Nguồn giác phá bờ mê

 

Chánh kiến trừ phiền não

 

Tuệ giác tỏ quang minh

 

Nhân quả não phiền tận

 

Vô thường thị sáng tỏ

 

Nhân duyên quả lại sanh

 

Hợp tan lý duyên khởi

 

Không Ta, không Chúng sanh

 

Không Nhân, không Thọ giả

 

 

Đạo tâm bổ trợ Cư sĩ:

 

Thiên lý vạn dặm xa

 

Chúng sinh khổ ta bà

 

Ta bà có Phật Đà

 

Thiên lý hãy không xa

 

Đường về Tịnh độ không xa

 

Ở ngay trước mắt như là trong tâm!

 

 

Đi xe nhường chỗ tốt

 

Chờ đợi nhường người qua

 

Việc đến tùy duyên đến

 

An vui khắp Ta Bà

 

Làm việc đừng chấp trước (ngũ uẩn)

 

Giúp đỡ kẻ gần xa

 

Khoang dung và độ lượng

 

Biết đủ người đời ca

 

 

Đạo tâm (Giảng Bát Nhã Tâm Kinh)

 

Tất cả chúng sanh vì mê (vô minh) nên quên bản thể chân tâm thanh tịnh của mình, nên vọng hiện ra có thế giới và chúng sanh.

 

Chúng sanh thấy các cảnh vật, chấp các cảnh vật (ngũ uẩn) rồi Tham, Sân, Si sinh ra luân hồi sanh tử khổ đau.

 

Bồ tát dùng Trí Huệ Bát Nhã quán soi thấy rõ thế giới chúng sanh điều không, thế giới chúng sanh điều do vô minh vọng tưởng, phân biệt hiện ra nên không khổ, vui mà tự tại.

 

Chúng sanh vì chấp 5 uẩn thật có nên khổ vui.

 

Bồ tát dùng trí huệ bát nhã thấy 5 uẩn điều không nên không còn các khổ, vui.

 

- Quán tự tại bồ tát: Quán rõ các pháp do tâm biến hiện mà chứng quả tự tại.

 

- Quán tự tại bồ tát: Quán biết rõ căn cơ của chúng sinh nên sự giáo hóa được tự tại.

 

- Bồ tát: Bi - Trí đầy đủ, Lý - Sự vô ngại nên được tự tại.

 

Bồ tát đi sâu vào Trí Huệ Bát Nhã, thấy 5 uẩn điều không (ngã không chân như và pháp không chân như). Không chấp ngã (không có ta), không chấp pháp (các pháp đều không có tự tánh do duyên sanh).

 

Ngũ uẩn chứa nhóm: Làm thân (sắc thân) và làm tâm (Thọ, Tưởng, Hành, Thức).

 

5 nhóm này che đậy bản thể chân tâm thanh tịnh, như mây mù che mặt nhật.

 

Tất cả sự vật trong vũ trụ không ngoài thế giới và chúng sanh. Thế giới chúng sanh không ngoài sắc (vật chất, tứ đại chủng hợp ), Tâm (tinh thần, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)...

 

 

Nói 10 pháp giới, nhưng thật không phải 10 mà chỉ một pháp giới. Nói 1 pháp giới nhưng thật ra không phải 1 mà là 10.

 

Vì tâm thanh tịnh, chân tâm hiện ra thì không có pháp giới nào khác ngoài pháp giới chư phật và bồ tát.

 

Khi tâm hư vọng, vọng tưởng, phân biệt, điên đảo, chấp trước thì 10 pháp giới hiện ra, pháp giới do tâm chúng sinh biến hiện.  

 

Vì chúng sinh vọng tưởng điên đảo, chấp trước nên hình thành thế giới và chúng sinh. Thế giới chúng sinh, được sinh ra từ tưởng điên đảo mà hình thành (từ ngũ uẩn), rồi chúng sinh nương theo tưởng điên đảo đó mà chấp có thế giới và chúng sinh.

 

Vì tưởng nên có thế giới và chúng sinh, nên thế giới và chúng sinh tiếp tục tăng tưởng, sự tưởng này đã bị nhiễm ô đến mức chúng sinh quên đi bản thể chân tâm thanh tịnh của mình, cho rằng ta là thế giới chúng sinh, thế giới chúng sinh là ta, chấp ta là người sống trong thế giới chúng sinh và tồn tại sanh diệt trong đó, mãi mãi như thế, thật đáng thương.

 

Đâu biết rằng thế giới chúng sinh từ hư vọng điên đảo này đến vọng điên đảo khác mà sinh ra, không thật. Vì có hư vọng điên đảo, phân biệt nên có thế giới chúng sinh, cái gì từ vọng sinh ra thì nó không thật. Không thật, vọng từ duyên sanh, cũng sẽ vì duyên mà diệt đi. Do từ tưởng điên đảo, từ tưởng (ngũ uẩn) điên đảo này đến tưởng điên đảo khác, từ chấp trước này đến chấp trước khác, hình thành vô lượng vô biên các lớp ô trượt của thế giới chúng sinh. 

 

Con người và thế giới chúng sinh lặng hụp, trầm luân trong các lớp ô trượt điên đảo, đến giờ không biết mình là ai? lâu ngày không còn nhận ra bản thể chân tâm thanh tịnh của mình.

 

Vì có vọng tưởng điên đảo (như mây mù che mặt nhật), làm  mờ đi chân tâm. Rồi nhận lầm rằng thế giới này ta, là của ta, suy nghĩ này là của ta, cái này, cái kia của ta, mọi thứ là ta, là của ta. Nhưng đâu biết rằng đó chỉ là hư ảo, do tâm vắng lặng có vọng hiện ra nên có thế giới và chúng sinh.

 

Cư sĩ học căn bản ngũ uẩn, cho thật kỹ, nắm chắt, hiểu rõ ngũ uẩn... nếu không Sư Phụ giảng bát nhã tâm Cư sĩ sẽ bị mơ hồ nằm trên mây, và tăng thêm vọng tưởng điên đảo. (vì hành trình ta bà Sư Phụ giảng cho kịp tiến trình với pháp giới vô vi của chúng sinh), nếu phần nào chưa hiểu lưu lại khi nắm chắt ngũ uẩn hãy đọc. Nếu không sẽ loạn tâm.

 

 

Sư Phụ giảng tiếp Bát Nhã:

 

Nói chúng sinh quên đi bản thể chân tâm thanh tịnh của mình cũng chính là nói chúng sinh quên đi bản tánh chân như thanh tịnh nhiệm màu của Như Lai tạng, chân như hay phật tánh. Bản tánh đó thường trụ sáng suốt và không đối.  

 

Chân như, phật tánh, tâm tính đó là chân thật, bình đẳng, không hư dối không có sai khác.

 

Tuy không có sai khác, nhưng biến hiện tất cả các pháp (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), sự vật (sắc - tứ đại chủng hợp) các tướng huyển hóa hình như có sai khác nên gọi là sự nhiệm mầu.

 

Tác dụng nhiệm mầu không ngăn ngại thể tính của chân như, thể tính chân như không ngăn ngại tác dụng nhiệm mầu, thể tính và tác dụng không rời nhau nên gọi là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai Tạng, là bản thể chân tâm thanh tịnh tuyệt đối.

 

Như Lai Tạng là tàng, là ẩn chứa bên trong sự vật và các phiền não, sự phiền não (ngũ uẩn) và huyễn hóa (tưởng) các pháp (thọ - tưởng - hành) không làm thay đổi thể tánh thanh tịnh của các pháp. Thể tánh thanh tịnh của các pháp là bản thể thanh tịnh nhiệm màu của Như Lai Tạng, là chân như, là thực tướng, là pháp giới, là phật tánh, là chân không diệu hữu.

 

Do nhân duyên hòa hợp giả dối, hư vọng mà có sinh, do nhân duyên chia lìa giả dối mà có diệt. Nhưng sự thật thì tất cả các sự vật sinh diệt điều là tâm tính thường trụ nhiệm mầu sáng suốt, đồng một thể tính chân như không sai khác.

 

 

&

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline