Thường quán 16 hành tướng của tâm
1. Tâm có tham, thấy rõ tâm có tham
2. Tâm không tham, thấy rõ tâm không tham
3. Tâm có sân, thấy rõ tâm có sân
4. Tâm không sân, thấy rõ tâm không sân
5. Tâm có si, biết rõ tâm có si
6. Tâm không si, biết rõ tâm không si
7. Tâm thâu nhiếp, biết rõ tâm thâu nhiếp
8. Tâm tán loạn, biết rõ tâm tán loạn
9. Tâm quãng đại, biết rõ tâm quãng đại
10. Tâm không quãng đại, biết rõ tâm không quãng đại
11. Tâm hữu hạn, biết rõ tâm hữu hạn
12. Tâm vô lượng, biết rõ tâm vô lượng
13. Tâm có định, biết rõ tâm có định
14. Tâm không định, biết rõ tâm không định
15. Tâm có giải thoát, biết rõ tâm có giải thoát
16. Tâm không giải thoát, biết rõ tâm không giải thoát
Con đường Trung đạo
(Khái niệm)
Kn: Khi chúng ta tư duy (tu), hành động (hành), thì cho ra kết quả cân xứng, hài hòa đó là Trung đạo.
Khi chúng ta Tư duy (tu), hành động (Hành), đúng với bát chánh đạo, không quá nghiêng về một hướng nào, thì đó được gọi là con đường Trung đạo.
Khi chúng ta Tư duy (tu),và hành động (Hành), đúng với Bát Chánh đạo, không được đặt nặng hay xem nhẹ một đạo nào trong bát Chánh đạo, đó chính là con đường Trung đạo, con đường giải thoát.
Bát chánh đạo chính là một đại lộ có 8 line (len), 8 ngành. Các len đều như nhau, hài hòa, hợp lý, phù hợp, không thiếu len nào đó chính là con đường Trung đạo mà bất cứ ai tu hành điều phải đi qua.
Trung đạo là từ được dùng để chỉ tránh không cực đoan trong tu học và không buông thả theo dục lạc.
Bát chánh đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát Chánh đạo, chúng ta vừa xa lìa đời sống dục lạc buông thả và đời sống khổ hạnh cực đoạn.
1. Không tham lợi dưỡng cũng không từ bỏ lợi dưỡng là đường Trung đạo
2. Không căng không chùng, không cao không thấp là đường Trung đạo
3. Làm việc, nghĩ ngơi điều hòa có chừng mực, gọi là Trung đạo
4. Không nắng nhiều, cũng không mưa nhiều, điều hòa khí hậu cây tươi tốt là Trung đạo
5. Ăn nhiều thì bụng no, ăn ít thì bụng đói, vừa đủ không dư không thiếu là Trung đạo
6. Tham ăn sinh sát sanh
Tiết chế thân không khỏe
Biết chừng mực quán tích cực
Cả hai điều có lợi
Là con đường trung đạo
7. Dục nhiều sinh tham ái,
Dục ít sinh mong cầu, không nhiều không ít đảm bảo sức khỏe là con đường trung đạo
8. Không lo lắng, không buông lung, tâm điều hòa là con đường trung đạo
9. Nhân quả tuần hoàn
Không lệch bên nào là con đường Trung đạo - Chánh kiến
10. Suy nghĩ nhiều sinh Vọng niệm
Suy nghĩ ít huệ không sinh
Không nhiều không ít là Trung đạo - Chánh Tư Duy
11. Nói nhiều sinh loạn động, nói ít ít phương tiện, không nhiều không ít, nói Chánh ngữ là trung đạo.
12. Làm nhiều sinh tham việc
Làm ít sinh lười biếng
Không nhiều không ít là Trung đạo - Chánh nghiệp
13. Nuôi sống thân mạng mình
Thực hành nghề sao cho
Vừa làm vừa tu tập
Là con đường trung đạo - Chánh mạng
14. Quán tích cực
Điều đặng không ngừng nghỉ
Miên mật không gián đoạn
Không mau không chậm
Không gấp, không bỏ
Là con đường trung đạo - Chánh Tinh tấn
15. Niệm tập trung
Chú ý quan sát
Tự nhiên thả lỏng
Không lệch bên nào
Là đường Trung đạo - Chánh niệm
16. Thiền định tự nhiên
Tư duy chánh niêm
Miên mật thực hành
Ngoài không chấp tướng
Trong không loạn động
Điều ý quan sát
Thấy rõ vọng tâm
Điều tiết ý niềm
Không căn, không chùng
Thả lỏng tự nhiên
Là đường Trung đạo hướng đến Chánh định