Bài Bình Về ”Đạo”

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

Bài Bình Về ”Đạo”
Ngày đăng: 29/08/2022 02:43 PM

 Đạt Ma, tổ sáng lập thiền tông phật giáo trung quấc, dân gian tuyền thuyết người hư ảo thần kỳ có thể vượt sông bắng công lao, thọ hơn 100 tuồi. Sau khi viên tịch tổ Sư chỉ để lại một chiếc giày bằng lác. Người đến vô hình người đi vô bóng người thông thạo hoa văn, văn hoá  trung quốc sau khi người đến trung quốc người sáng lập thiếu lâm thập bát đồng nhân, sáng lập võ công tuyệt học, dùng đạo của mình cứu vô lượng chúng sinh. Là một cao tăng hữu tình, trong lúc truyền đạo người phải giằng co với những  mâu thuẫn nhưng cuối cùng người cũng luyện thành đại ái của dân gian. Các môn sinh thân mến. Đạo thiền nguyên thuỷ của Đạt Ma được truyền cho đến hôm nay có tác dụng cổ vũ vạn vật, chúng sinh làm cho vạn vật  trở về bản tính tự nhiên của nó và xác định tính không của nó trong vũ trụ. Nhân dịp lễ tưởng niệm Bồ Đề Tổ Sư Đạt Ma và để tưởng nhớ công đức của tổ Sư, tôi xin lấy chủ đề “Đạo” để bình.

 

         Đạo để làm gì? để mở mang trí và chí cho con người, tạo thành muôn việc gồm hết các đạo lý trong thiên hạ. Chỉ có vậy. Cho nên thánh nhân dùng nó để thông cái chí của thiên hạ, thành tựu những việc trong thiên hạ quyết đoán sự ngờ vực trong thiên hạ và quyền biến  của thiên hạ. Quân tử theo đạo, hiểu cho sâu cái đạo, là muốn tự mình có cái vui về đạo, thiên lý, ai muốn có cái vui về đạo thì tự mình phải cố gắng nhập thế hành đạo và minh tưởng tư duy để hiểu cho rõ cái đạo, thì tâm mới được mở rộng, trí mới được sáng suốt.

 

         Đạo rất huyền diệu và tinh vi không ai hiểu hết biết hết. Tuỳ bẩm thụ khác nhau mà công cụ của đạo được thể hiện qua các đức như là nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, Nhân - Trí - DũngBi - Trí- Dũng của nhà phật. Trong đó đạo nhân - nghĩa là căn bản, là nền tảng để con người để bước chân vào thiện đạo. Đạo pháp có câu:”Lập thiên chi đạo viết âm giữ dương, lập địa chi đạo viết cương giữ nhu - lập nhân chi đạo viết nhân giữ nghĩa: có nghĩa là đạo trời có âm - dương, đạo đất có cứng - mềm, đạo người có nhân - nghĩa “khai thiên lập địa, thiên địa vạn vật chia âm - dương có trời đất có ngày đêm điều hoà bù đắp lẫn nhau hỗ trợ cho nhau tràn đầy sức sống. Đạo bắt đầu từ trong tâm của mình cứ việc mà đi để tìm hiểu thì đạo mới thuộc về mình, đạo không ai biết và cũng không ai lấy được, đạo là do mình tạo ra. Học đạo là duyên phận, đạo thường vô danh mộc mạc tuy nhỏ nhưng thiên hạ không ai thống lãnh được. Việc của đạo như nước. Việc thiện như nước, nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh, nước soi rõ và tưới nhuần chúng sinh. Việc thiện như nước, vạn vật lấy đó mà sống, nước không từ chối nuôi sống vạn vật và không kể công nuôi dưỡng vạn vật, không làm chủ vạn vật. Vạn vật được nuôi dưỡng theo cái lẽ xướng - hoạ cảm ứng mà sinh - sinh hoá - hoá. Chân chính của đạo là đạo bất khả đạo phi thường đạo. Thiện và ác là công việc của đạo. Chân chính của đạo  phải từ trong bản tính tự nhiên của con người, đó là đi tìm sự yên tĩnh. Quân tử tiểu nhân chỉ là ngẩm suy trong chớp nhoáng. Đạo thường không do ta nghĩ, dù ta không nghĩ đạo vẫn tồn tại. Biết hay không biết, hiểu hay không hiểu, hãy mở rộng tấm lòng thăm hỏi thì khoảnh khắc đạo không xa.

 

         Trong lòng mỗi người chúng ta còn nhiều thắt rút nếu tháo bỏ thắt rút thì  chấp niệm sẽ tiêu tan bầu trời sẽ sáng lạng. Bối rối, chánh tà, thiện ác là khởi niệm của người học đạo. Càng đen tối càng sáng tỏ, xấu xa sinh ra hoàn mỹ, có tàn ác sinh ra lương thiện. Tất cả chẳng qua là sự sắp xếp, an bài của đạo. Đạo tồn tại không có giới hạn thời gian và không gian. Tìm được rồi, hiểu được rồi là đạo. Cũng như ta phải trãi qua ta mới hiểu được ta đã từng có, cái mà ta chưa hề sở hữu có đâu mà bỏ, cầm lên mới có tư cách bỏ xuống, giam giữ không cho không thể tiến, một ngày không hiểu một ngày không biết cảm ngộ, bất luận thế nào phải can đảm và đối mặt. Sơ khai con người rất thong thả không nghĩ, không suy. Tính chất tự nhiên, không thiện để trụ, không ác để làm, làm thiện thì vui, làm ác là càng, có thể bảo thân có thể toàn sinh, có thể dưỡng thân có thể tật duyên. Vạn pháp sinh ra là từ tính cách, nhất thời nghĩ, sinh ra biến. Suy nghĩ làm thiện suy nghĩ làm ác, quân tử tiểu nhân chỉ trong khoảnh khắc.Có lúc là hoạ thật ra là phúc, có lúc là phúc thực ra là hoạ. Hoạ phúc tồn tại trong nhau sinh ra loạn - trị. Sống trong thiện mà không biết thiện, sống trong ác mà không biết ác, sống trong bể đạo mà không biết có đạo. Thiện ác cách nhau gang tất, phải trái cách nhau một ý niệm. Thiện, ác không phải nhìn bề ngoài mà ta thấy được. phải trái không phải một lời phán quyết mà ta phân định được. Kẻ sống thì mưu cầu danh, người sống thì mưu cầu lợi, danh lợi cũng là đạo.Thế mà khi có danh có lợi thì đạo lại bị lìa bỏ, người tham tình, kẻ tham quyền. Tình quyền cũng có đạo trong đó. Đạo chi phối danh - lợi – tình - quyền.Tham danh, hám lợi, mê tình, tham quyền cũng là do đạo chi phối đó là cái ác của đạo mà người học đạo thường phải lìa bỏ và tránh xa.

 

         Vì sao? Vì lòng tham danh, hám lợi mê tình tham quyền thường hắc ám tâm trí bất chấp đạo lý và phạm đến người khác.Vì sao đạo lại có khả năng chi phối vạn vật? vì sao đạo lại có năng lực vô biên, vì đạo là gốc của  vạn pháp. Đạo không thể diễn tả, đạo là vĩnh cửu và bất biến.

                   TP,  Ngày 30 tháng 11 năm 2006          

                               Chưởng môn                                              

 

                    Vs.  Nguyễn Văn Nguyễn                                                         

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline