(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Tâm vô quái ngại, vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo vọng tưởng cứu cánh níp bàn
Đừng sanh vọng tâm trụ chấp nơi nào, thì tâm sẽ không bị chướng ngại, tâm không bị trở ngại, tâm sẽ thanh tịnh, thì phiền não không sanh
Sáu căn tiếp xúc sáu trần nhưng vọng trần không sanh
Nhãn căn tiếp xúc với sắc trần (màu sắc, hình ảnh) nhưng vọng trần không sanh
Nhĩ căn tiếp xúc với thanh trần (lời nói, âm thanh) nhưng vọng trần không sanh
Tỷ căn tiếp xúc với hương trần (mùi hương, thơm thối) nhưng vọng trần không sanh
Thiện căn tiếp xúc với vị trần (vị ngot, chua, cay..) nhưng vọng trần không sanh
Thân căn tiếp xúc với xúc trần (xúc chạm người, đồ vật..) nhưng vọng trần không sanh
Ý căn tiếp xúc với pháp trần (sắc, thọ, tưởng, hành, và các các pháp...) nhưng vọng trần không sanh
Sáu căn tiếp xúc sáu trần nhưng vọng trần không sanh, là khi tiếp xúc nhưng tâm không bị dính mắc vào đó, không bị lôi kéo, không bị cuốn theo, không vì tiếp xúc mà nảy sinh tâm tham, sân, si đối đãi phân biệt và bị dính chặt vào đó, rồi vui buồn trong đó, với những việc không hề liên quan
- Mắt tiếp xúc với màu sắc hình ảnh đồ vật, sự kiện ta phải giữ tâm an trú trong thân, không để tâm loạn động, dính mắc vào đó
- Khi tai nghe âm thanh lời nói, vui buồn, hỉ nộ, các sự kiện, tâm phải an trú trong thân không để tâm loạn động dính mắc vào đó
- Mũi khi tiếp xúc với mùi thơm thối, tâm phải an trú trong thân, không để các mùi làm dao động tâm
- Lưỡi khi tiếp xúc với các vị chua, ngọt, dỡ ngon tâm phải an trú trong thân không để tâm bị loạn động lôi cuốn
- Thân khi xúc chạm, êm ái, nóng lạnh người đồ vật, tâm phải an trú trong thân, không bị lôi cuốn vào cảm giác, không vì cảm giác mà loạn động tâm
- Ý căn tiếp xúc với pháp trần, tâm phải an trú trong thân, không để tâm vui thích ham muốn loạn động
Nếu làm được như vậy tâm sẽ vô quái ngại, tâm không bị chướng ngại và dính mắc
Cs học thuộc bài này
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Thân này là một chướng ngại, một chướng ngại sinh ra nhiều chướng ngại, vì thế tâm vẫn còn quái ngại
Vì thân này mà ta làm mọi thứ vì nó. Tức cũng vì nó mà ta dính mọi chướng ngại
- Ngũ dục là 5 chướng ngại lớn nhất khó tiêu trừ, khó buông bỏ
1. Tài dục là ham muốn tiền bạc, tài sản là một chướng ngại
2. Sắc dục là say mê sắc đẹp là một chướng ngại
3. Danh dục là ham muốn địa vị chức vụ là một chướng ngại
4. Thực dục là ham muốn ăn uống cao lương mỹ vị là một chướng ngại
5. Dưỡng dục là ham muốn ngủ nghĩ nhiều là một chướng ngại
Giải thích thêm:
Người lấy việc đời để làm việc đạo, thì việc đạo sẽ trở thành việc đời, thì việc đạo sẽ bị nhiễm ô, bất tịnh,và phiền não
Người lấy việc đạo để làm việc đời, thì việc đời sẽ thành việc đạo, vì vậy việc đời sẽ thanh tịnh không nhiễm ô, tâm vô quái ngại
Cs học thuộc bài này
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Từ một điểm chướng ngại, một điểm phiền não khởi nguồn sinh ra vô số chướng ngại và vô số phiền não
Một chướng ngại, một phiền não bắt nguồn từ bản thể chân như của như lai tạng, chướng ngại và phiền não là sự nhiệm mầu của như lai tạng
Từ một sinh ra nhiều cũng là sự biến hiện nhiệm mầu của như lai tạng
Bản thể chân như nhiệm mầu của như lai tạng là thanh tịnh và vắng lặng là không hình tướng, là vô tướng là bát nhã chân không
Từ vô vàn chướng ngại, phiền não trở về một chướng ngại, một phiền não là sự nhiệm mầu của như lai tạng, hay là hành trình trở về với bản thể chân như
Từ một chướng ngại, một phiền não trở về tâm vô quái ngại, tức không còn chướng ngại và không còn phiền não, tâm thanh tịnh cũng là sự nhiệm mầu. Cũng là trở về với như lai tạng tánh, hay đại quang minh tạng tánh của như lai
Cs học thuộc bài này