Bài 92: Chân như là bản thể thanh tịnh của Như Lai tạng, con người không từ đâu đến, và cũng không đi về đâu, vì chỗ đi không có xứ sở, chỗ đến không có trụ xứ. Các pháp không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Con người là tự thân mầu nhiệm của các pháp. Các pháp từ chân như đến rồi trở về với chân như. Con người là một phần của chân như, chân như là bản thể nhiệm mầu của Như Lai tạng.
Chân như là bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ, chân như là chân lý vĩnh viễn bất biến, chân như là các pháp, các pháp là chân như, chân như là xa lìa tướng sai biệt, xa lìa tướng đối đãi, chân như là tâm tự tánh thanh tịnh, tâm tự tánh thanh tịnh là chân như, chân như là thực tánh hết thảy chư pháp, hình tướng các pháp tuy có sai biệt nhưng bản thể chỉ là một. Con người là một phần của chân như, con người từ chân như mà đến rồi trở về với chân như.
Chân như là bản thể thanh tịnh của Như Lai tạng, pháp thân như lai xưa nay vốn thanh tịnh, ẩn tàng trong thân phiền não của hết thảy chúng sinh, nhưng không bị phiền não làm ô nhiễm, bản tánh vẫn tuyệt đối thanh tịnh, và vĩnh viễn bất biến. Tất cả hiện tượng ô nhiễm và thanh tịnh điều duyên theo Như Lai tạng mà sinh khởi, gọi là Như Lai Tạng duyên khởi.
Tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng
Chân như, tâm tính đó là chân thật, bình đẳng không có sai khác.
Tuy không có sai khác, nhưng biến hiện tất cả các pháp, sự vật, các tướng huyển hóa hình như có sai khác nên gọi là nhiệm mầu. Tác dụng nhiệm màu không ngăn ngại thể tính của chân như, thể tính chân như không ngăn ngại tác dụng nhiệm mầu, thể tính và tác dụng không rời nhau nên gọi là tính chân như nhiệm mầu.
Như Lai tạng là tàng, là ẩn chứa bên trong sự vật và các phiên não, sự phiền não và huyễn hóa các pháp không làm thay đổi thể tánh thanh tịnh của các pháp. Thể tánh thanh tịnh của các pháp là bản thể thanh tịnh nhiệm màu của Như Lai tạng, là chân như, là thực tướng, là pháp giới (vì là chỗ nương tựa các pháp lành), là phật tánh, là chân không diệu hữu,...
Do nhân duyên hòa hợp giả dối mà có sinh, do nhân duyên chia lìa giả dối mà có diệt. Nhưng sự thật thì tất cả các sự vật sinh diệt điều là tâm tính thường trụ nhiệm mầu sáng suốt, đồng một thể tính chân như không sai khác.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 ấm vốn là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng.
6 nhập (nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiện, thân, ý...), vốn là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng.
12 xứ (6 căn và 6 trần), vốn là tính chân như nhiệm mầu của như Lai tạng
18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức..),vốn là tính chân như nhiệm mầu của như Lai tạng
7 đại (thủy đại, địa, hỏa, phong, không, kiến, thức...) vốn là bản thể thanh tịnh nhiệm mầu của Như Lai tạng.