1. Sắc dục: Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt....
2. Thinh dục: Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….
3. Hương dục: Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….
4. Vị dục: Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…
5. Xúc dục: Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….
Hay:
1. Tài dục: Ham muốn của cái tiền bạc..
2. Sắc dục: Tham sắc đẹp mỹ miều..
3. Danh dục: Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt..
4. Thực dục: Tham muốn ăn uống, ăn ngon, nhiều..
5. Thùy dục : Tham muốn nghỉ ngơi, ngủ nghỉ nhiều..
Không còn bị trói buộc,cuốn hút vào vật chất, ngũ dục thế gian là giải thoát
Các pháp vốn không có tự tánh, do duyên sanh, vô thường và biến đổi.
Tướng của các pháp không phải là tánh của các pháp, tánh của các pháp không có hình tướng .
Các pháp đến và đi, con người cũng đến và đi, mọi thứ cũng đến và đi, nhà của cũng vậy, điền sản cũng vậy, từ thứ nhỏ nhất đến đại địa, sum la vạn tuông cũng vậy, chỉ khác nhau về mặt thời gian và không gian mà thôi.
Pháp tưởng có sanh diệt, pháp tánh bất sanh bất diệt, các pháp vì duyên mà đến cũng vì duyên mà đi. Các pháp cũng theo tâm chúng sinh mà biến hiện và cũng theo tâm chúng sinh mà mất đi. Vậy thế gian nầy đâu có gì là chân thật. Tất cả như huyễn.
Vì không tự tánh nên không thật. Tướng các pháp từ chân như mà đến rồi trở về với chân như. Chân như là bản thể thanh tịnh nhiệm mầu của như lai tạng.
Không có hình tướng. Mọi pháp hữu vi, vô vi thế gian xuất phát từ đây.