Đạo Tâm 02/11/2022
Ngày đăng: 04/11/2022 03:50 PM
Tịch diệt là thể của đạo
- Ly tướng là tông của người tu.
- Kinh dạy rằng: Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng.
- Phật là đấng Giác.
- Người có giác tâm được đạo Bồ đề nên gọi là Phật.
- Do đây nên biết rằng hữu tướng là tướng của vô tướng, chỉ do nơi trí mà biết chớ không thể dùng mắt để thấy.
- Nghe những điều trình bày trên đây mà có lòng tin, người này phát tâm Đại thừa vượt khỏi tam giới.
Bổn thể của tâm tánh vốn tịch diệt vô tướng. Kinh Pháp Hoa nói: Các pháp bổn lai thường vắng lặng (tịch diệt). Lại nói: Các pháp tướng tịch diệt chẳng thể tuyên nói được. Kinh lại dạy: Chư Phật Lưỡng Túc Tôn biết pháp thường vô tánh.
Kinh Bát Nhã nói: Ngũ uẩn, Lục nhập, Thập nhị xứ, Thập bát giới, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, cho đến trí cùng đắc, tất cả đều không. Luận khởi tín cũng nói: Tâm chơn như rời lìa tất cả tướng. Thế thì người tu muốn được chứng nhập đạo tất phải ly tướng.
Tu hành phải lìa tướng, tướng do nghiệp duyên sanh, đến và đi, vì duyên nên tướng sanh, và cũng vì duyên nên tướng diệt, sanh diệt, diệt rồi lại sanh, hết tướng nầy đến tướng khác, thay phiên nhau mà sanh khởi, và nối tiếp nhau mà đoạn tận. Tướng là khách không phải là chủ, khách ghé thăm rồi lại đi. Chủ phải đứng vững trên Tòa như lai (vắng lặng, tịch diệt ). Hết khách nầy đến khách khác, ta không chạy theo khách (không chạy theo tướng), tâm (chủ) phải an trú trong sự vắng lặng, và tịch mặc.
Tu hành phải lìa vọng tưởng, vọng tưởng là hư, không thật, vọng tưởng là tướng không thấy hình tướng, nhưng thấy tướng bằng tâm, vọng tưởng khởi tâm đã thấy, tâm không chạy theo vọng tưởng, cũng như tâm không chạy theo tướng, vọng tưởng khởi là hư, không thật tướng, là tướng hư ảo, vậy phải lìa tướng hư ảo, mà trở về tướng chân thật của bổn tâm (Tướng thanh tịnh). Tướng là pháp, pháp thì muôn hình vạn trạng, tướng chân thật chính là trụ ngôi pháp, trụ tướng chân thật, tức là không có tướng để trụ.
Pháp thì có pháp tích cực và pháp tiêu cực, đầu tiên phải lìa pháp tiêu cực (tướng tiêu cực), tích lũy pháp tích cực (tướng tích cực) qua thời gian, nhiều năm, tháng, nhiều kiếp pháp tích cực đã tròn đầy, và viên mãn, pháp thân an trú trong sự tích cực, nhìn lại quãng đường tu hành, thấy vẫn còn tướng tích cực vẫn chứa bỏ, tiếp tục qua nhiều thời gian, năm tháng, nhiều kiếp, lìa bỏ tích cực để an trú trong bản thế tự tánh thanh tịnh, đây chính là phật phát, giải thoát.
Người tu phải lìa tướng từ từ theo từng công đoạn, không vội, nhưng tinh tấn hằng ngày, không ôm qua sức mình sẽ sinh phiền não và tiêu cực (sinh tướng tiêu cực, sinh tướng vô mình, sinh tướng áp bức...) trong quá trình tu, mọi trạng thái điều phải tự nhiện, và phù hợp lượng và chất. Mọi sự quá dễ dãi (sinh tướng chễnh mảng) hay quá căng thẳng (sinh tướng phiền não), đều không có lợi cho đường tu.