12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai:
1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan.
7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dễ thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
Bài Khấn nguyện trước khi thọ thực:
1. Nguyện vì tu thành đạo nghiệp nên thọ dụng thực phẩm này.
2. Nguyện thực phẩm này tiêu tai nghiệp chướng.
3. Nguyện thực phẩm này (sinh mạng này) sớm vãng sanh tây phương cực lạc.
4. Nguyện chúng sinh này, thực phẩm này rất hoan hỉ an lạc khi, khi được góp phần bỏ thân mạng của mình giúp cho chúng sinh tu hành.
5. Nguyện vì sự hoan hỉ, an lạc, tự nguyện bỏ thân mạng, làm thực phẩm, giúp cho chúng sinh tu hành mà thực phẩm này, thân mạng này sớm tiêu trừ nghiệp chướng.
6. Nguyện vì tấm lòng bồ tát của thực phẩm này, thọ mạng này sẽ giúp cho thực phẩm này, thọ mạng này sớm vãng sanh tây phương cực lạc.
Cs học thuộc và khấn nguyện 3 lần trước mỗi bữa ăn.
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
(Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát nhả ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn)
"Vì không có chỗ chứng đắc, nên các vị Bồ tát dựa vào sự sáng suốt triệt để ở nội tâm, lòng thênh thang không còn bị điều gì ngăn ngại; bởi lòng không có điều ngăn ngại nên không có sợ hãi, xa lìa các sự xáo trộn và mơ màng, rốt cuộc đến Niết Bàn".
“Vì không có chỗ chứng đắc, nên các vị Bồ tát dựa vào sự sáng suốt triệt để ở nội tâm, lòng thênh thang không còn bị điều gì để ngăn ngại”.
Quái ngại là trở ngại, ngăn ngại. Tâm không còn ngăn ngại là tâm không còn phân biệt kẻ oán người thân, không còn bị cái “Tướng” bề ngoài của vạn vật làm lầm lẩn, và không còn bị cái cảnh chiêm bao làm lung lạc.
Tâm của con người cũng ví như nước ở trong sông. Tâm nước sông của con người bị cái đê "Ngũ uẩn" ngăn ngại, chia cách cho nên nước sông phải chịu một đời sống tù hãm, nhỏ hẹp, đầy dơ bẩn và không được tự do tự tại, to lớn và trong sạch như đời sống của nước biển.
Vì thế người có “tâm vô sở đắc” là người đã thực sự trở về với đời sống của nước biển để biết mình là biển rộng bao la chớ không phải là con sông nhỏ hẹp nầy.
Chính biết không có chỗ chứng đắc nầy mà giúp con người phá tan cái đê "Ngũ uẩn" đã chia cách ngăn ngại làm cho họ lầm tưởng rằng “Tướng” là thật Có.
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Tướng của ta và tướng của chúng sinh có sai khác, nhưng đồng một bản thể chân như, phật tánh. Vì thấy tướng mình và chúng có sai khác, nên lầm tưởng có sự khác biệt, nên nảy sinh sự đối đãi phân biệt.
Vì đối đãi phân biệt, nên sinh tâm loạn động, rồi đi tìm cầu sự thanh tịnh, mà đâu biết rằng bản tâm ta vốn thanh tịnh.
Cái tâm chân thật của con người và vạn vật không có sai khác. Nếu dùng trí huệ bát nhã quán soi quán xét thì ta sẽ thấy rõ được thực tướng. Như vây sống với tấm lòng bình đẳng với tất cả chúng sinh là sống đúng với bản tâm chân thật của ta và của chúng sinh, đây chính là tâm vô quái ngại.
Lòng không còn ngăn ngại, tức không còn sợ hãi, lòng không còn sợ hãi tức sẽ xa lìa điên đảo vọng tưởng đạt cứu cánh niết bàn.
Con người sống trên thế gian nầy thường lấy khổ làm sướng, lấy dơ làm sạch, lấy vô ngã làm ngã làm cho giá trị của sự vật bị đảo lộn, sai lầm. Vì con người nghĩ sai, thấy sai và lấy giả làm thật cho nên ngày càng xa dần với cái sáng suốt. Họ nhận lầm cái “biết” là của mình, với cái nhìn chấp ngã, không thấy rõ bổn tánh của mình nên suốt cuộc đời sống trong điên đảo.
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Mộng tưởng:
Mộng là chiêm bao, là những cảnh thấy trong giấc ngủ.
Tưởng là ngầm nhớ, nghĩ hình ảnh, bóng dáng.
Do đó mộng tưởng là ám chỉ cảnh thế gian là phù du, hư dối, ảo vọng chẳng khác cảnh chúng ta thấy trong giấc chiêm bao.
Thậm thâm bát nhã soi thấy trước sau đều là trống rỗng và vắng lặng. Chính cái trí huệ sáng suốt nầy giúp ta nhận thấy trong thế gian nầy không có vật gì là thật có. Cũng như người vừa chợt tỉnh giấc chiêm bao.
Thật vậy tất cả sự vật trong giấc chiêm bao thì không bao giờ con người có thể nắm bắt lấy được. Cuộc đời nầy thì cũng thế, tất cả sự vật đều do duyên sanh giả tạm, luôn vô thường và biến đổi. Cảnh giới mà ta thấy đều là do tâm mình biến hiện, mà tâm thì luôn vô thường và luôn biến đổi, vì thế cái ta thấy vốn không thật.