Giải thích nguyện thứ 8 của Phổ hiền Bồ tát (Thường tùy Phật học)
- Y theo lời dạy của phật, trong kinh điển, hay trong thuyết pháp mà vận dụng vào việc tu hành (sửa chữa hành vi, luôn suy nghĩ tích cực, tăng trưởng căn lành) cho chính bản thân mình mà không bao giờ được xao lãng.
-Theo lời dạy của phật trong kinh điển, hay trong giáo hóa, mà hướng dẫn chúng sinh tu hành phù hợp với căn cơ và phương tiện của chúng sinh.
- Vì căn cơ của chúng sinh có sai khác nên phương tiện giáo hóa của ngài có sai khác.
- Vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói kinh tiểu thừa, vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói kinh đại thừa, vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói chỉ có một thừa pháp đó chính là phật thừa.
- Vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói tiệm ngộ (ngộ từ từ), vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói đốn ngộ (ngộ tức thì, trực chỉ chân tâm kiến tánh thành phật).
- Vì căn cơ của chúng sinh mà ngài nói có pháp để tu, vì căn cơ của chúng sanh ngài nói không có pháp để chứng.
- Vì căn cơ của chúng sanh ngài nói giữ giới miên mật, vì căn cơ của chúng sinh ngài nói đâu có giới để giữ.
- Thường vì căn cơ của chúng sinh mà ngài thị hiện cho phù hợp với căn cơ và trình độ của chúng sinh để giáo hóa chúng sinh.....
Giải thích nguyện thứ 9 (Hằng thuận chúng sinh)
Nếu là an vui, lợi ích cho chúng sinh thì Bồ tát nguyện làm.
Bồ tát theo tâm, sở nguyện của chúng sinh, mà giúp chúng sinh tu hành.
Bồ tát nương theo nguyện vọng chánh đáng của chúng sinh mà giúp chúng sinh sửa chữa hành vi, làm chúng sinh suy nghĩ tích cực, tăng trưởng thiện căn.
- Bồ tát nương theo lòng đam mê, yêu ghét của chúng sinh mà hóa độ chúng sinh.
- Bồ tát tùy lòng vào tham, sân, si của chúng sinh mà độ chúng sinh hết tham, sân, si.
- Bồ tát tùy vào mức độ tà kiến của chúng sinh, mà chỉ và hướng dẫn cho chúng sinh tu để phá tà kiến.
- Vì chúng sinh còn chấp ngã, bồ tát chỉ cho chúng sinh thấy mọi thứ không có thật, do duyên sanh, vô thường, biến đổi để phá chấp cho chúng sinh.
- Vì chúng sinh chấp pháp bồ tát chỉ ra mọi thứ không có tự tánh, chỉ đến và đi vô thường và biến đổi.
- Vì chúng sinh si mê tà kiến, tin vào thần quyền, sáng tạo, thịnh suy do trời, bồ tát chỉ cho chúng sinh thấy mọi thứ điều có nhân quả nghiệp báo, ta phải chịu trách nhiệm cho chính hành vi của mình tạo ra. Chúng sinh có sai khác là do nghiệp quả của mọi chúng sinh có sai khác. Không phải do một thế lực thần linh nào. Thần linh nếu tu hành còn nằm trong tam giới thì vẫn còn nằm trong nhân quả nghiệp báo.
- Chúng sinh tin vào sự vĩnh cửu, vĩnh hằng thì bồ tát chỉ cho thấy qui luật sinh trụ di diệt, thành tựu hoại không của cõi này, và chỉ ra cho chúng sinh thấy mọi thứ do duyên sanh, đến và đi trong chớp mắt, như nước chảy qua kẻ tay.
- Chúng sinh mơ hồ, rối rắm trong đường tu, bồ tát chỉ ra, tu hành đơn giản, đơn giản, đơn giản, suy nghĩ tích cực, tích cực, làm việc thiện lành không ngừng nghỉ, như quét nhà, rửa chén,... và chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực thì thành phật, suy nghĩ tiêu cực thì thành ma, quỷ... và chỉ ra rằng bệnh tật là kết quả của việc suy nghĩ tiêu cực.
- Đây là cõi dục giới, chúng sinh đam mê trong ngũ dục, bồ tát chỉ ra rằng như thế là hiểm nạn, và chỉ ra con đường trung đạo để mở tri kiến cho chúng sinh. Không tham lợi dưỡng, cũng không từ bỏ lợi dưỡng, xem lợi dưỡng là phương tiện để tu hành hữu hiệu nhất.
Hạnh nguyện 8,9 của đức Phổ Hiền bồ tát:
- Tùy theo lời dạy của đức phật, trong kinh điển hay trong thuyết pháp bồ tát hướng dẫn chúng sinh biết, hiểu và vận dụng đúng như pháp mà thực hành, và chỉ cho chúng sinh thấy đạo phật là đạo của thực hành.
- Bồ tát dạy rằng hằng thuận chúng sinh là vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật.
- Bồ tát dạy rằng công đức không tùy thuộc vào khối lượng công việc mà ta làm, mà tùy thuộc vào sự suy nghĩ tích cực, giản đơn, sự tăng trưởng tâm lành ngay chính trong con người của mình.