Trong hoàn cảnh bi thương nào ta cũng phải vươn lên không đầu hàng trước số phận, với ý chí và nghị lực đó ta sẽ vượt qua tất cả.
Người hay tự mãn thì không học được điều hay, những điều cao xa, tự kiêu thì tự mình chẳng lớn. Không phải người hiền đức nếu không đủ sức cảm hóa người thì chớ gần. Đồ vật không phải nghĩa thì chớ lấy. Những điều không đáng chớ nên giận, sự việc không cần thiết thì không nên nói, cẩn thận thì không lo, nhường nhịn thì không có tại họa, bình tĩnh sáng suốt thì tâm thường yên cần kiệm thì thường đủ. Như vậy cuộc đời ta sẽ tươi sáng và có ý nghĩa hơn.
Không có thế giới nào hoàn toàn đau khổ hay hạnh phúc cả. Đau khổ là do hạnh phúc lập nên. Hạnh phúc là từ đau khổ mà có. Nếu cứ đứng núi này trông núi nọ để tìm hạnh phúc sẽ không bao giờ có hạnh phúc như thế sẽ càng khổ đau thêm.
Hạnh phúc luôn ở xung quanh ta, nếu ta mở rộng tấm lòng bác ái vị tha bao dung rộng lượng thông cảm với mọi người khi ấy ta không cần hạnh phúc mà hạnh phúc sẽ tự nhiên đến.
Còn nếu hẹp hòi ích kỷ, sân si chấp ngã chính khi ấy ta sẽ khổ đau.
Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh bi thương nào ta cũng phải luôn phấn đấu vươn lên, không đầu hàng trước số phận với ý chí và nghị lực đó sẽ giúp ta thành công vượt bậc và vượt qua tất cả.
Cuộc sống có khi trở ngại, có khi bế tắc hụt hẫng cô đơn. Ta phải hiểu rằng trên thế gian này không chỉ riêng có mình ta khổ mà còn rất nhiều người còn khổ hơn thế nữa. Đây không phải là lý do để ta thoái lui. Mà là người dám đi trên con đường gập ghềnh mà ít ai dám đi. Nhưng đường gặp ghềnh tới đâu rồi sẽ có lúc bằng phẳng.
Đau khổ đi qua rồi hạnh phúc sẽ đến, có đau khổ mới thấy được giá trị của hạnh phúc.
Mỗi người chúng ta điều như nhau cả, nhưng người nào vượt qua mình chính là nhờ chiến thắng được chính mình. Cuộc sống cần kiệm là của báu vô giá.
Biết đủ là cánh cửa giữ mình. Người giàu có nhiều tiền mà dùng không đúng chỗ thì sẽ hại lụy cho bản thân, lòng tham dục nhiều thì sẽ hại đến tính thần. Không tham cầu còn hơn bố thí mà dụng lợi. Dè dặt giữ mình còn hơn ăn chay làm điều bất thiện.
Khi cố gắng tu mà thấy cuộc sống chưa thay đổi, sự việc chưa chuyển biến điều đó chứng tỏ việc tu và nghiệp quả tạo ra đời quá khứ chưa tương xứng, chưa đủ lượng, chưa đủ hạnh, chưa đủ lòng thành để chuyển nghiệp đã gieo. Khi đó ta không nên than thân trách phận, thoái chí mất kiên nhẫn, hay không tin nhân quả.....
Nếu tư duy quán xét ta sẽ thấy nghiệp quả mà ta tạo ra vô lượng vô biên kiếp, thì chỉ một kiếp người này ta chỉ mới đọc kinh đôi ba tháng có thể giải hết nghiệp báo chăng? Đây chính là làm ít mà mong hưởng nhiều, tâm không thành mà cầu quả xứng đáng. Tâm hời hợt mà đòi quả chất chắn, nếu đã tu nhiều tại sao quả chưa chuyển? Khi đó ta phải xem xét lại cách tu của mình. Không hiệu quả thường dẫn đến tâm thối thất thì nghiệp quả lại càng tăng thêm. Mà không biết phải cố gắng nhiều hơn.
Cho VD: nghiệp quả của đệ tử như tảng đá 1000 kg, việc đọc kinh, tu mỏng manh như sợi chỉ, thử hỏi sợi chỉ này có thể cột nhấc, dịch chuyển được tảng đá 1000 kg?
Phải tập dững dưng trước ngũ dục. Không ham lợi thì ít bị tai họa. Nhường nhịn nhẫn nhục thường được bình yên thường tắm rửa thì sạch sẽ, ham chơi sa đọa sẽ sinh nhiều bệnh tật. Nên phải cố gắng học hỏi phẩm hạnh của những bậc hiền nhân. Đừng cho sự học là khó rồi không học như thế là ngu si.
Người có Đạo đức mà hơn tiền tài thường phẩm hạnh chơn chánh. Người có Tiền tài mà hơn đạo đức thường ngã mạng tăng. Người tu thường phải nên cẩn trọng.
Tránh tội không bằng sữa lỗi. Tự cho mình hay là không sáng, tự cho mình biết là không rõ, muốn xét người trước hãy xét mình, mình nói xấu người là mình tự xấu. Lòng sạch thì tinh thần thong thả, miệng lưỡi dèm pha thì tự giết thân mình.
Trong đời sống có thể ta sẽ gặp nhiều bất hạnh đau khổ hay tại nạn. Khi đau khổ ập đển nếu ta không tránh được thì ta phải thay đổi cách nhìn, hãy nhìn sự việc với một tâm thái khác, tâm thái hoàn toàn tích cực, thì ta sẽ phát hiện ra trong bất hạnh sẽ có hạnh phúc. Trong tuyệt vọng sẽ có hy vọng.
Tình thương và sự giàu có không phải từ trên trời tự rơi xuống. Muốn sống những ngày có hạnh phúc và vui vẻ thì phải dựa vào tấm lòng hướng thiện và đôi tay của chính mình. Không cầu mai rủi, thần thánh như thế là ngu si vậy. Phải hành động với tâm chân thành thì mới biến giấc mơ thành hiện thực được.
Vì quá bận tâm với được và mất nên ta ít được bình thản, an nhàn sự vui tươi cũng không còn. Thay vào đó là sự sầu khổ, rồi đi tìm sự bình an. Mà đâu biết bình an ở ngay gót chân ta và ngay trong ngôi nhà mình. Nếu ta muốn đi tìm bình an ở bên ngoài thì có một ngày ta sẽ thất vọng.
Cảnh do tâm sinh nên phải biết cách chuyển phiền não thành bồ đề như thế mới gọi là trí tuệ. Phải hướng tâm an tịnh xa lìa các tướng duyên. Giúp tâm an tịnh. Khi tâm an tịnh ta sẽ biết điều người khác không thể biết, và hiểu điều người khác không thể hiểu.
Đạo có được là do tâm hồn trong sáng an tịnh mà ra, đức có được là do từ bi khiêm nhường độ lượng mà thành. Biết đủ thì thường vui tham quá thì khổ nhiều, chăm học để hiểu xâu xa, thấy nhiều để thâý lỗi mà sửa.
Ở trong nhà cũng như ở ngoài điều phải nghiêm sửa mình như thế mới nên người.
Tìm năng của nội tâm thật lớn lao, niềm vui của nội tâm là từ chánh niệm mang lại. Không niềm vui nào có thể so sánh được. Toàn thể vũ trụ bao la này chỉ có một chữ Tâm.
Khó khăn giúp chúng ta kiên cường hơn. Giông bão phong ba giúp chúng ta đứng vững hơn trên đôi chân của mình. Người được mài dũa nhiều thì mới mau trưởng thành, thì mới là người có ích cho xã hội.
Phải biết khuyết điểm của bản thân thì ta mới đánh giá chính xác về mình và đấu tranh ngoan cường với nó. Không gì nhược điểm mà nhục chí.
Có 2 hạng người đáng quí, hạng người không có khuyết điểm và hạn người biết mình có khuyết điểm mà sửa chữa.
Nhân: Nuôi dưỡng tâm từ, nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài vạn vật. Từ bi đối với tất cả chúng sinh.
Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải, không phân biệt đối đãi bình đẳng tâm.
Lễ: Lễ phép, tôn trọng, hòa nhã, nhường nhịn, hòa ái, ái ngữ trong cư xử với mọi người.
Trí: Thông biết lý lẽ, nhận rõ thực tướng, chân thật, phân biệt thiện ác, tiêu cực, tích cực, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời nói chánh ngữ, đúng hạnh tu, đúng giới luật, đáng tin cậy, phải có niềm tin sâu dày vào chánh pháp, kiên định chân lý phật pháp trong tâm.
Tám điều nhận biết:
1. Nhận ra rằng các pháp là vô thường biến đổi không có tự tánh, không cố định, các pháp do duyên sanh, còn duyên sanh thì còn sanh diệt. Mọi thứ chỉ đến và đi.
2. Nhận ra rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau, và bớt ham muốn thì bớt khổ đau.
3. Nhận ra rằng biết đủ mang tới an lạc, hạnh phúc sống đơn giản thì sẽ có nhiều thì giờ để tu đạo và có tâm lực để giúp đời.
4. Nhận ra rằng chỉ có tinh tấn mới đưa ta tới giác ngộ giải thoát. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa chúng ta vào thế giới ma chướng và phiền não.
5. Nhận ra rằng sống trong vô minh, thì đời đời trầm luân trong sanh tử và ràng buộc, chỉ có đời sống Chánh niệm và Tỉnh thức mới đưa tới sự thành tựu trí tuệ, giác ngộ và khả năng giáo hóa.
6. Nhận ra rằng bố thí là một phương tiện quan trọng để độ mình độ người, một phương tiện xả bỏ tâm tham.
Người hành đạo phải thực hành pháp bố thí coi kẻ ghét người thương bằng nhau, bỏ qua những điều ác mà người ta đã làm đối với mình, không khỏi tâm thương ghét. Xem việc làm bố thí là để đoạn tận phiền não trong tâm ta.
7. Nhận ra rằng người hành đạo khi đi vào đời không bị chìm đắm trong cuộc đời, luôn luôn sống nếp sống thanh bạch mà hành đạo, giữ phẩm hạnh, đem lòng từ bi mà đối sử với tất cả mọi người và mọi loài.
8. Nhận ra rằng không được ích kỷ chỉ biết lo giải thoát cho bản thân mình, mà phải biết nổ lực giúp cho cho người khác cùng hướng tới giải thoát.
10 điều làm tăng trưởng đạo tâm
1. Niềm tin Chánh pháp phải thật sự lớn mạnh, niềm tin đó phải có Trí tuệ (chánh tín)
2. Tham thấu, hành trì Kinh Phổ Hiền (chánh hạnh)
3. Học tập và làm theo 10 Đại hạnh của Đức Phổ Hiền (Chánh nguyện)
4. Phải hành pháp Nhẫn (Chánh tinh tấn)
5. Tập trung vào việc mình đang làm, không để tạp niệm sinh khởi (Chánh niệm)
6. Thường xuyên tập dưỡng sinh quán hơi thở giúp thân từ đại mạnh khỏe.(Chánh khí)
7. Thiền định: Bình tĩnh, Tịnh Tâm, tĩnh thức, tâm không loạn động mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh (Thiền pháp hoa)
8.Tập võ: Giúp cho thân thể khỏe mạnh, sống khỏe, sống thọ (Chánh mạng)
9. Dùng thuốc bổ trợ sắc thân tứ đại, bồi dưỡng các đại bị tổn thương, bệnh tật, đưa về Trung đạo (Chánh dưỡng)
10. Yêu quí, chăm sóc, bảo vệ thân tứ đại: ăn uống đủ chất, đủ lượng, đúng giờ. Bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể thông qua các phương tiện: đồ ăn, thức uống, thuốc bổ... Phải biết cơ thể mình thiếu gì, cần gì. Không được bổ sung các chất mà cơ thể đang thừa, hoặc dễ bị phản ứng, tác dụng phụ ngoài mong muốn. Ngủ nghỉ hợp lý v.vv... (Chánh dục)