ĐẠO TÂM 04/04/2020

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 04/04/2020
Ngày đăng: 30/08/2022 12:28 PM

Trung đạo 

 

3. Duyên khởi chính là trung đạo 

 

Nếu pháp do nhân duyên sinh,


Pháp ấy vốn là không,


Nếu pháp chẳng phải không,


Không từ nhân duyên có.

 

Chư Phật Bồ tát thường hiển thị bằng cái nhìn Trung đạo. Tại sao? vì các pháp chẳng phải có cũng chẳng phải không.


Vd: Các duyên mắt, sắc, ánh sáng, ý và niệm, nhãn thức được sinh ra, do vậy thức này không phải chỉ do một nhân là mắt hay sắc...mà có.


Cho nên bản chất của chúng không phải có, cũng không phải không. Cũng không phải ở chặng giữa.


Do nhân duyên cho nên gọi là có, chúng không có tự tánh cho nên gọi là không.


Do vậy cho nên Như Lai nói: Các pháp chẳng có cũng chẳng không. Phật  thường sử dụng lý Trung đạo đối sử mọi vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, không rơi vào bất cứ thái độ cố chấp nào, dù là chấp có hay chấp không, đúng hay sai..., vì có hay không chỉ là hiện tượng nhất thời, không phải là bản chất, vì bản chất của các pháp là duyên khởi vô thường biến dịch, nay có mai không, mai không mốt có, không có bằng chứng nào để quyết đoán là có hay không, Ai quyết đoán là có hay là không, ắt hẳn tự chuốc lấy sự khổ đau. Vì vạn vật luôn thay đổ.


Đúng và sai cũng thế, làm sao mà quyết định được là đúng hay là sai, làm một mẫu số chung cho mọi người, với người này là đúng nhưng với người kia lại là sai. Như người phơi đồ mong trời nắng, nhưng người làm vườn lại mong trời mưa. Ai trong họ là đúng, là sai? Hôm nay bịnh này trị liệu bằng thuốc này là đúng, nhưng thuốc này có trể trở thành nguy hiểm (sai) nếu không phải bịnh đó. Có và không, đúng hay sai thật khó nói, khi vấn đề không cụ thể rõ ràng.


Do vậy, người có trí không thể có một quyết định chung trong trường hợp này. Lý do chính của vấn đề vạn sự vạn vật trong cuộc sống này, tất cả đều do nhân duyên mà thành.Hơn nữa nhân và duyên của từng vấn đề lại khác nhau, không thể giải quyết vấn đề một cách rập khuôn, lấy lý lẽ này giải quyết cho vấn đề khác, lấy vấn đề hôm nay giải quyết cho vấn đề mai sau.

 

 

 

Trung đạo 
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên hợp lại mà thành. Cái gì do nhân duyên tạo thành thì cái ấy không có tự tánh, vì không có tự tánh, cho nên gọi nó là không; không nhưng không có nghĩa là không có, có nhưng không phải là thật có, cho nên cái có đó chỉ là huyễn có hay giả có. Nếu người trí hiểu rõ bản chất của các pháp như vậy, cho nên không chấp có cũng không chấp không, gọi nó là Trung đạo.


Do nhân duyên sinh pháp,


Ta nói vốn là không,


Nó cũng gọi giả danh,


Cũng gọi nghĩa Trung đạo.

 

Ai thấy được đạo lý duyên khởi người ấy thấy pháp, ai thấy được pháp thì người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy và sống với đời sống Trung đạo, không chấp có cũng không chấp không

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline