ĐẠO TÂM 05/07/2021

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 05/07/2021
Ngày đăng: 30/08/2022 02:28 PM

Lười biếng làm mất huệ căn


Vậy phải tinh tấn ba la mật (rốt ráo)

 

Học võ không chuyên cần luyện tập làm sao thành tựu được võ đức?

 

Trồng lúa không chăm sóc làm sao được hạt lúa tốt?

 

Không siêng năng với nghề nghiệp, thì nghề sao tinh xảo?

 

Học đạo không tinh tấn, không thức khuya dậy sớm tu dưỡng đạo tâm, tu thiền quán tưởng, mà giãy đãi lười biến, muốn trồng thêm căn lành nhưng không đọc kinh, tham thấu, thực hành làm sao nuôi dưỡng được hạt giống Bồ đề?


Ta phải tinh tấn để ngăn ngừa tâm lười biếng


Tinh tấn ngăn các điều ác đã sanh


Tinh tấn phòng ngừa các điều ác chưa sanh


Tinh tấn làm cho các điều lành phát sinh


Tinh tấn làm cho các điều lành tăng trưởng

 

Từ đời cho đến đạo phải luôn tinh tấn làm cho phước huệ luôn tăng trưởng

 

Tinh tấn có 2 loại: Tinh tấn còn chấp tướng và tinh tấn không chấp tướng, tinh tấn không chấp tướng chính là tinh tấn ba la mật (rốt ráo).

 

Khi còn chấp tướng là làm còn hình thức, làm còn hơn thua, làm để cho người ta xem, cho người ta khen, làm vì danh, lợi, làm vì dục vọng sở cầu ích kỷ cá nhân.


Tinh tấn không chấp tướng là khi làm không còn quan tâm tới hình thức, vì lời khen tiếng chê việc mình làm, chỉ lo tu sửa bản thân, tu tập hoàn thiện đạo đức và phẩm hạnh. Vì lợi ích của mình và lợi ích chúng sinh, không còn mục đích nào cao cả hơn là giải thoát cho chính bản thân mình và cho mọi người.

 

 

Bố thí: là cho tất cả

 

Tùy theo phương tiện mà việc bố thí có thể được hiểu như sau: 


- Gửi cho người nhỏ hơn hoặc người ăn xin ta gọi là cho


- Gửi cho người lớn hơn thì ta gọi là cho hoặc tặng hay biếu


- Gửi cho người tu hành, hoặc lễ Phật thì ta gọi là cúng dường


Dù là phương tiện nào đi nữa, thì tất cả những việc làm này chính là sự phát tâm, hay gọi là bố thí.


Vì phương tiện có sai khác nên việc bố thí có sai khác.


Khi bố thí cần lưu ý: Tâm người bố thí phải sạch, phương tiện bố thí phải chơn chánh, và người nhận bố thí phải được tôn trọng thì việc làm bố thí mới được rốt ráo.

 

Bố thí còn nhiễm ô (còn tham, sân, sĩ ...) thì sẽ hưởng quả, phước báu của nhiễm ô.


Bố thí không còn nhiễm ô (không còn tham, sân, si..) thì hưởng quả, phước báu không nhiễm ô


Phước báu còn nhiễm ô là phước báu còn gần với chúng sinh


Phước báu không còn nhiễm ô là phước báu đã gần với bồ-tát, phật

 

Bồ tát khi làm bố thí thì biết rằng:


1. Bố thí là phương tiện thù thắng bậc nhất để tiêu trừ tâm tham lam.


2. Bố thí là phương tiện bậc nhất thù thắng để gieo trồng căn lành và tích lũy phước báu.


3. Bố tát biết rằng bố thí thì sẽ dẫn đến hạnh phúc không còn đau khổ, tâm được an vui không sợ hãi. Là con đường trong sạch mà thánh nhân đã đi qua.


 4. Bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báu tốt,sẽ tiêu trừ nghèo khổ và đóng cửa 3 nghiệp dữ (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).


5. Bố thí là gốc rễ của mọi thiện pháp, là gương sáng để cho người thiếu phước đức và trí huệ nói theo.


6. Bố thí là bồi đắp công đức, là vun trồng hạt giống bồ đề cho sự giải thoát đời sau.

 

Bồ tát biết rằng từ việc bố thí này thì đời sau ta sẽ được giàu sang.


Nhờ ruộng phước lành đó ta sẽ không còn trộm cắp, tà dâm, sát sanh, nói dối, đâm thọc....
 

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline