Đạo Tâm 20/06/2023

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

Đạo Tâm 20/06/2023
Ngày đăng: 07/09/2023 02:36 PM

Thường gần người tốt, người tích cực, thường thấy lỗi mình, ít thấy lỗi người. Nếu thân cận nhiều với những người không siêng năng, chăm chỉ khiến ta trở nên lười biếng, không tỉnh thức. Gần gủi bậc trí để học hỏi những điều hay, lẽ phải, những kinh nghiệm trong cuộc sống, không bàn luận thị phi phù phiếm. Trao đổi chia sẽ những kinh nghiệm quí báu, giúp đỡ mọi người. Thường xuyên phòng hộ, kiểm soát và làm chủ bổn tâm mình.
- Tạo ra môi trường tự nhiên cho mọi hoạt động, tránh xa những nơi ồn ào không hữu ích. Giữ cho tâm luôn bình đẳng, hài hòa và bao dung. Giữ gìn lời nói trong sạch cho mình và cho mọi người, việc làm chính đáng phù hợp với đạo lý. Bất luận làm gì, dù đó là công việc nhỏ hàng ngày, ta điều phải tìm hiểu trước khi làm, cố gắng hết sức để hoàn thành. Ví dụ: như nấu nước, rửa chén, quét nhà, pha trà đừng xem nó là một công việc, xem đó như một cơ hội để ta thực hành kỹ năng sống, chăm sóc, phục vụ mình và cho mọi người. Việc đến thì tiếp  nhận một cách tự nhiên và thoải mái và hoàn thành nó trong sự vui vẻ và chia sẽ. Việc khó khăn của người khác, có thể hỗ trợ, thì gánh lấy 1 phần trách nhiệm và cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất.
- Với bất cứ giao duyên nào trong cuộc sống ta điều không được ít kỷ, tư lợi chỉ biết sống riêng cho bản thân mình. Hạnh phúc, thành công  hay của cải nên chia sẽ với mọi người, tránh xa bài bạc, rượu chè và những giao lưu phù phiếm không lợi ích. Luôn khiêm tốn lễ độ chân tình và thẳng thắng, đúng thời tham gia các hoạt động xã hội hữu ích.
Dùng lời nói ái ngữ, hòa đồng, đoàn kết. Không hứng khởi áp bức, hay trói buộc người khác những điều hiểu biết của ta. Nói điều cần thiết, và điều mà người khác muốn nghe, không tạo sự xung đột về ngôn ngữ, hay trói buộc về ý tưởng.
Kế đó là thực hành, tham gia nhiều công tác xã hội, để mở tâm mình và tâm mọi người, rèn luyện bản thân, ý thức cộng đồng, có thái độ hành vi hợp lý và đúng đắn. Rèn luyện kỹ năng và trí thức sống.

 

Phải nhớ rằng khi trời sáng, mở mắt ra trước mặt là bình minh của ngày mới, biết rỏ mình cần làm gì là điều rất quan trọng, mọi người thường không để ý đến sự biết ơn và đền ơn những gì đã vay mượn từ thiên nhiên, con người cần phải tri ơn ở trong lòng. Cây cối, bông hoa, gió nước, bầu trời, trăng sao điều là những lợi dưỡng cho chúng ta, ta nên cảm kích tất cả, sống và suy nghĩ với lòng biết ơn. Chúng ta sẽ nhận được nhiều quả ngọt.Nhờ lợi dưỡng từ thiên nhiên, chúng ta sẽ được mạnh khỏe, hạnh phúc sống hòa mình với thiên nhiên, với mọi người. Nguồn lợi dưỡng đó giúp cho ta có nhiều cơ hội để thực hành, nếu trong lòng chúng ta luôn biết ơn thì sẽ giống như những bông hoa sinh đẹp, tô điểm cho cuộc đời nầy. 
- Khi hoàn hôn xuống, bầu trời đầy sao, vạn vật được trường dưỡng, để chuẩn bị cho một ngày mới, với thân thể tràn đầy, sức sống, hãy tận dụng nguồn sinh lực đó cho một ngày mới, có ích cho mình và cho mọi người, siêng năng lao động, tạo ra những hữu ích cho gia đình và xã hội.
Thời gian rãnh rỗi, hãy đọc sách, thực hành hoàn thiện bản thân thông qua lao động thực triển và trãi nghiệm, không để tâm nhàn rỗi lười biếng. Cơ hội làm người rất khó, kể từ khi ta bắt đầu sinh ra, và nhận thức được sự có mặt của mình trên cuộc sống nầy, hãy tranh thủ tận dụng thời gian hiện có, ngắn ngũi mà làm nhiều điều tốt và tích cực. Mỗi bước chân là một hành trình tiến về phía trước, tương lai tươi sáng, bước chân vững vàng, thì mọi trở ngại điều bỏ lại sau lưng ta.

 

KỆ TINH TÂM
Nhất tâm bồ đề hạnh Dược Sư
Hạnh quá ưu sầu trừ phiền não 
Tỏ ngộ chánh pháp cứu trùng sanh
Phật pháp vô biên hóa độ người 

Tùy duyên công đức hạnh Bồ đề
Thủ pháp thân tâm Phật tại tâm 
Hạnh quả bồ đề diệt ưu sầu 
Soi tâm kiến tánh trang nghiêm Phật 
Nhất tâm đảnh lễ ánh hào quang
 
Ngã chấp từ bi trừ chấp ngã 
Răn dạy đệ tử thoát ưu sầu 
Phổ độ chúng sinh tâm thiện tánh 
Phật quang phổ chiếu khắp tinh cầu

 


1. Dứt điều thích, ngăn điều muốn để trừ phiền lụy 
2. Dằn điều trái, bỏ điều ác, để trừ bỏ lỗi lầm 
3. Chê rượu, tránh sắc, để khỏi bị vướng nhơ
4. Tránh điều ngờ, xa điều nghi, để khỏi lầm lạc
5. Học rộng, hỏi cặn kẻ để biết nhiều 
6. Làm việc to lớn, nói lời ái ngữ để sửa mình
7. Kính cẩn, nhúng nhường, cần kiệm, để giữ thân 
8. Gần gũi người nhân từ, kết bạn người ngay thẳng để hỗ trợ nhau trong lúc hoạn nạn 
9. Rộng lượng, chu đáo, cẩn thận để tiếp đãi người 
10. Gần người có tài năng, có đạo đức để trau dồi đức hạnh 
11. Không gần người thâm hiểm, độc ác để bảo hộ thân, tâm 
13. Học xưa, xét nay cho tường tận thấu đáo. 
14. Giỏi xét nhân duyên, luận đàm nhân quả, quán xét vô ngã, vô thường
15. Nhẫn nại, chuyên cần, vượt qua mọi khó khăn thử thách 
16. Giản dị, tùy thuận, nương theo phương tiện 
17. Từ tâm, phổ độ, gần gũi chúng sinh
18. Cật vấn đạo lý, thọ giáo huyền nghĩa để thông tuệ
19. Hiểu sự thịnh suy, rõ lý tan hợp, không xao động lưu luyến 
20. Thương sinh mệnh chúng sinh, như chính sinh mệnh mình.

 

- Con người không phải xuất thân là cao quí, mà do hành vi cao quí 
- Con người không phải vì xuất thân mà thấp hèn, mà vì hành vi mà thấp hèn 
- Con người cũng vì hành vi mà tôn quí. Con người cũng vì hành vi mà thấp hèn.
- Cho nên để rèn luyện tu dưỡng nên một con người có đạo đức phải là một quá trình tu dưỡng lâu dài, không phải vì gia đình có truyền thống đạo đức là ta có đạo đức.
- Cũng không phải suất thân gia đình thấp hèn, mà ta thấp hèn. Mà do hành vi của ta thấp hèn
(Đạo đức: Đạo là con đường, Đức: Là huân tu những điều tốt, hành vi tích cực)

 

Nhập thế hành đạo tùy thuận chúng sinh. Nếu tùy thuận chúng sinh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật. 
Nếu làm cho chúng sinh vui mừng thì chính là làm cho các đức Như Lai vui mừng, vì các đức Như Lai vì nhân nơi chúng sinh mà sinh lòng đại bi, nhân lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhân nơi tâm bồ đề mà thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. 
Đối với chúng sinh mà sinh tâm bình đẳng, thì có thể sinh lòng Đại bi. Dùng tâm Đại bi mà tùy thuận chúng sinh thì có thể thành tựu pháp cúng dường Như Lai.

 

Chân như là bản thể thanh tịnh của Như Lai Tạng, con người là một phần của chân như, từ chân như đến rồi trở vể với Chân như. Con người không từ đâu đến, và cũng không đi về đâu, vì chỗ đi không có xứ sở, chỗ đến không có trụ xứ.
Các pháp cũng như vậy, cũng đến rồi lại đi, các pháp không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Con người là tự thân mầu nhiệm của các pháp. Các pháp từ chân như đến rồi trở về với chân như. Con người là một phần của chân như, chân như là bản thể nhiệm mầu của Như Lai tạng. Chân như là bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ, chân như là chân lý vĩnh viễn bất biến, chân như là các pháp, các pháp là chân như, chân như là xa lìa tướng sai biệt, xa lìa tướng đối đãi, chân như là tâm tự tánh thanh tịnh, tâm tự tánh thanh tịnh là chân như, chân như là thực tánh hết thảy chư pháp, hình tướng các pháp tuy có sai biệt nhưng bản thể chỉ là một. Con người là một phần của chân như, con người từ chân như mà đến rồi trở về với chân như. Chân như là bản thể thanh tịnh của Như Lai tạng, pháp thân như lai xưa nay vốn thanh tịnh, ẩn tàng trong thân phiền não của hết thảy chúng sinh, nhưng không bị phiền não làm ô nhiễm, bản tánh vẫn tuyệt đối thanh tịnh, và vĩnh viễn bất biến. Tất cả hiện 64 tượng ô nhiễm và thanh tịnh điều duyên theo Như Lai tạng mà sinh khởi.

 

Chân như, tâm tính đó là chân thật, bình đẳng không có sai khác. Tuy không có sai khác, nhưng biến hiện tất cả các pháp, sự vật, các tướng huyển hóa hình như có sai khác nên gọi là nhiệm mầu. Tác dụng nhiệm màu không ngăn ngại thể tính của chân như, thể tính chân như không ngăn ngại tác dụng nhiệm mầu, thể tính và tác dụng không rời nhau nên gọi là tính chân như nhiệm mầu. Như Lai tạng là tàng, là ẩn chứa bên trong sự vật và các phiên não, sự phiền não và huyễn hóa các pháp không làm thay đổi thể tánh thanh tịnh của các pháp. Thể tánh thanh tịnh của các pháp là bản thể thanh tịnh nhiệm màu của Như Lai tạng, là chân như, là thực tướng, là pháp giới (vì là chỗ nương tựa các pháp lành), là phật tánh, là chân không diệu hữu,... Do nhân duyên hòa hợp giả dối mà có sinh, do nhân duyên chia lìa giả dối mà có diệt. Nhưng sự thật thì tất cả các sự vật sinh diệt điều là tâm tính thường trụ nhiệm mầu sáng suốt, đồng một thể tính chân như không sai khác. 
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 ấm vốn là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng. 6 nhập (nhãn, nhĩ..,tỷ.., thiện.., thân.. ý...), vốn là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng. 12 xứ (6 căn và 6 trần), vốn là tính chân như nhiệm mầu của như Lai tạng 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức..),vốn là tính chân như nhiệm mầu của như Lai tạng 7 đại (thủy đại, địa…, hỏa…, phong…, không..., kiến…, thức...) vốn là bản thể thanh tịnh nhiệm mầu của Như Lai tạng.

 

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline