Trì giới ba la mật (rốt ráo)
Do căn cơ và phương tiện của chúng sinh có sai khác nên giới có sai khác
Vd: Lễ phật thì ta quỳ lạy
Lễ ông bà đã khuất thì ta đứng trang nghiêm thành tâm
Lễ chào người lớn tuổi thì ta khoanh tay, gật đầu chào
Lễ người ngang hàng thì ta gật đầu chào, hoặc miệng hỏi điều xã giao......vvv
Chúng ta thấy chỉ có hành động chào thôi nhưng có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện. Chào hỏi là đang thực hành 1 giới, do phương tiện có khác nhau nên thực hành giới có khác nhau, lĩnh động và phù hợp không chấp nhất phương tiện nào, phương tiện chào nào cũng là giới. Quan trọng là sự thành tâm của người thực hiện giới.
Không phải lễ Phật là giới, còn chào hỏi người khác không phải là giới, suy nghĩ như vậy là không đúng. Như vậy khi tu hành, giới luật có khắp mọi nơi để ta thực hành.
Giữ giới nếu không khéo sẽ hiểu theo kiểu cực đoan, sẽ bám chặt và dính chấp vào việc mình đang thực hiện. Giữ giới mà bị chấp, bị dính vào giới thì thà không giữ.
Phải nghĩ giới cũng chỉ là một phương tiện hỗ trợ ta tu hành không bị sai đường, là một phương tiện hữu hiệu bậc nhất, chứ không phải là điều gì ghê gớm (làm cho người thực hiện khép nép, nghiêm trang, chấp chặt, cố chấp, bảo thủ, chấp ngã, khư khư nắm giữ điều mình đang thực hiện một cách cứng đơ, mù quáng)
Trì giới chính là thực hành giới hàng ngày, chứ không phải ôm giới vào lòng để dành. Đối với Cs là thực hành ngay trong đời sống chúng sinh, ở đâu có ta ở đó có giới.
Người thực hiện trì giới lâu ngày ngày sẽ có phẩm hạnh.