Đạo tâm (lưu ý)
Phần nhiều các Cư sĩ có văn huệ, còn tư huệ và tu huệ thì chưa thấy nhiều
1. Văn huệ: là huệ có được do đọc kinh, nghe giảng pháp hay nghe người khác nói lại, hay kiến thức thế gian... mà ta được trao truyền lại. Đây không phải là huệ của ta. Ngươi thường biết nhiều, nói nhiều dẫn đến hý luận chính là do lầm tưởng đây là kiến thức của ta. (dính Chấp ngã, chấp pháp.)
2. Tư huệ: Là huệ sinh ra từ những điều đã học (do suy tư, suy nghĩ...), để vận dụng hợp lý cho chính bản thân mình
3. Tu huệ: Là huệ sinh ra do quá trình tu tập của bản thân (ứng dụng từ nhũng điều đã học, suy nghĩ...), từ việc tu tập, thực hành đó ta thấy rõ, biết rõ và chứng nghiệm điều ta đã làm đúng như thực tướng.
Thực tướng là:
Thường xuyên quan sát các việc mình làm và nhận thấy rằng:
Các việc mình làm điều do duyên sanh vô thường và biên đổi, đến và đi. Hết duyên này lại đến duyên khác luôn vận động không ngừng và biến đổi, không có cái ta nào làm ở đây.
Quan sát các việc ta thấy luôn tuân theo bốn quá trình sinh trụ dị diệt, không có cố định. Hết sinh trụ dị diệt này đến sinh tru dị diệt khác.
Nhận thấy rằng mỗi việc làm đều có nhân quả nghiệp báo và có báo ứng sai biệt trong mỗi chúng sinh.
Thấy các pháp tướng trong thế gian muôn hình muôn vẽ, có sai khác nhưng pháp tánh không có sai khác.
Thấy các pháp do duyên sanh mà đến cũng vì duyên mà đi không có sai khác. Vì các pháp do duyên sanh nên không có chủ thể, không có tự tánh, không có ngã (ta) và ngã sở (của ta). Từ đó không sinh tâm chấp ngã, chấp pháp, cống cao ngã mạng, tự cao, tự đại ....
Khi ta thường quan sát mọi lúc mọi nơi, công việc hằng ngày và thấy thế gian đúng như thế, từ việc nhỏ đến việc lớn đúng như thế không sai khác.
Gọi là thấy đúng như thực tướng.
Nhiều Cư sĩ ta lấy văn tuệ (kiến thức học hỏi từ ngườii khác, thế gian...) làm tu huệ cho rằng đó là cái hiếu biết của mình. Lẫn lộn phải trái điên đảo, cứ như thế mà hý luận, cho nên tu hoài mà không thấy đường ra.
Thu nạp điều tích cực là tốt, nhưng để thực chứng thì phải lấy các điều tích cực mà ta đã thâu nạp đem thực hành ngay nơi chính bản thân ta. Do ta thực hành, quan sát thường xuyên, từ từ đủ duyên lành ta sẽ nhận ra thực tướng các pháp gọi là tu huệ. Đây mói thực sự chính là trí huệ của ta (tu huệ).
Do bị ngâm minh trong ngôi nhà bi nhiễm độc (taba). Đó là tham sân si.
Nên Cư sĩ ta lẫn lộn kiến thức của thế gian (tục đế) là trí huệ của chân đế.
Vì thế Cs ta cứ tăng cường thâu nạp cho nhiều tích cực nhưng không chịu thực hành. Cho nên vẫn còn đứng ngoài hàng rào chưa thể vào ngôi nhà chánh pháp của như Lai.
Nếu chúng ta thu nhiều điều tích cưc, và chúng ta chỉ dừng lại ở đó thì cũng giống như chúng ta chỉ mặc cà sa trang điểm bên ngoài cho đẹp mà thôi.
Tục đế là pháp sanh diệt, chân đế là pháp bất sanh bất diệt
Tục đế là chân lý của thế gian, chân đế là chân lý của pháp xuất thế gian
Tục đế là pháp tướng, chân đế là pháp tánh
Tục đế là hữu lậu chân đế là vô lậu
Tục đế là là loạn động, chân đế là vắng lặng
Tục đế còn nằm trong 3 cõi, chân đế nằm ngoài 3 cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới)
Tục đế là vô thường biến đổi, chân đế là thường hằng bất biến
Tục đế là còn trong vòng luân hồi sanh tử, chân đế ra ngoài sinh tử
Tục đế la còn bị trói buộc trong tham sân si.... chân đế đoạn tận tham sân si .......
Lấy điều tích cực mà ta học được trong kinh điển.... ta đem thực hành cho chính bản thân ta.
Khi thực hành thường xuyên quan sát xem còn có cái ta (ngã) trong đó không. Khi ta làm ta kiểm tra tâm (cảm thọ) xem sự xuất hiện của tham sân si như thế nào để biết cách mà diệt trừ. Khi làm xem các hình tướng của ta làm nó phơi bày hay vắng lặng. Khi thưc hiện xem coi cái ngã của ta nằm ở đâu trong (thân, khẩu, ý), kiểm tra hình tướng của ngã để phá chấp ngã.
Khi làm kiểm tra tâm mình xem tâm an trú vào đâu? (động, tĩnh, tham, sân, si,....) để biết cách mà điêu chỉnh.
Lúc sự việc dồn dập, gấp rút,... hãy kiểm tra tâm mình để điều chỉnh đưa về trung đạo