(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Bố thí và cúng dường tam bảo khác nhau như thế nào?
1. Bố thí là cho cái gì mình có
Bố thí tiền tài (Tài thí): bố thí tiền bạc, tài sản....
Bố thí pháp (Pháp thí): giảng kinh thuyết pháp.
Mục đích của việc bố thí giúp cho ta xả bỏ tâm xan tham, thực hành tâm buông xả, và buông bỏ mọi thứ tiến đến giải thoát.
2. Cúng dường tam bảo:
Mục đích: Là đóng góp tiền tài, vật chất, phương tiện, để giúp người tu hành, an tâm trên bước đường tu.
Vì người tu hành không được buôn bán, kinh doanh, hay làm những việc trao đổi liên quan đến tiền bạc....
Của được cúng dường còn được gọi là của thường trụ. Sử dụng của thường trụ không đúng mục đích thì vi phạm giới cấm.
Người cúng dường với tâm vô trụ tướng, tức không dính vào bốn tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả thì công đức vô lượng vô biên.
Ngã là không chấp ta là người cúng dường
Nhân là không chấp ai là người được cúng đường
Chúng sinh là không chấp có phương tiện cúng dường là gì
Thọ giả không chấp cúng dường vào lúc nào, thời điểm nào
Bố thí hay cúng dường thì phải lìa tướng bố thí và tướng cúng dường thì công đức không thể nghĩ bàn
Bố thí hay cúng dường mà vẫn còn chấp trước vào việc bố thí hay cúng dường, hay mưu cầu lợi lạc vì việc này, thì quả bố thí hay cúng dường sẽ bị nhiễm ô
Người nhận của cúng dường là người vì tu hành đạo nghiệp, vì độ chúng sinh mà nhận của cúng dường, vì cần có sức khỏe, trí tuệ sáng suốt để tu và vì làm việc phật sự, và làm việc lợi sinh
Người nhận của cúng dường, nếu vì tham lam, sân hận, si mê mà nhận của cúng dường phục vụ nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu dục lạc mà nhận của cúng dường, thì phạm giới tội rất nặng
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Giải thoát là gì?
Giải thoát tức là sẽ được tự do, tự do nghĩa là không bị trói buộc
Bị trói buộc gì? Ai trói buộc?
1. Bị trói buộc vào tình cảm (ái chúng sinh)
Bị trói buộc vào sắc dục
Bị trói buộc vào danh dục
Bị trói buộc vào lợi dục
Bị trói buộc vào tài dục
Bị trói buộc vào dưỡng dục
........
Vì sao bị trói buộc?
Do chấp ngã (ta) và chấp ngã sở (của ta)
Vì sao bị chấp? Do vô mình, mê lầm tưởng có ta, có cái của ta
Làm sao phá chấp?
- Quán ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) do duyên sanh vô thường và biến đổi, hư dối không thật
- Quán các pháp thế gian cũng do duyên sanh vô thường và biến đổi, hư dối không thật
2. Ai trói buộc?
Ta tự trói buộc ta
(Giảng bát nhã tâm kinh tt)
Vô trụ?
Bố thí không trụ vào tướng bố thí, tức không dính, không chấp vào việc bố thí.
- Nhãn căn tiếp xúc sắc trần, nhưng không trụ vào sắc, tức không dính sắc, và không chấp vào sắc (hình ảnh, bóng dáng...)
- Nhĩ căn tiếp xúc thanh trần (âm thanh...), không trụ vào thanh, tức không dính, không chấp vào âm thanh
- Tỷ căn (Mũi), tiếp xúc với hương trần, nhưng không trụ vào hương, tức không dính, không chấp vào mùi hương thơm, thối
- Thiệt căn (lưỡi) tiếp xúc với vị trần, nhưng không trụ vào vị trần, tức không dính, không chấp vào vị ngọt, chua...
- Thân căn tiếp xúc với xúc trần, nhưng không trụ vào xúc trần, không dính không chấp vào xúc chạm, mền mại, nóng lạnh..
- Ý căn tiếp xúc với pháp trần (thọ, tưởng, hành), và các pháp thế gian, nhưng không trụ pháp trần và các pháp thế gian, tức không dính, không chấp vào các pháp.