Bài 45. Hãy trải nghiệm pháp tu, bằng khẩu nghiệp.
Nói hiền hòa
Nói lời ái ngữ
Nói lời hòa thuận
Ngôn từ hòa ái
..............................
Nói hiền hòa (không thị phi, lời nói có tính giáo hóa..), ngôn từ hòa ái (lời nói không chua cay, áp đặt, la ó...) nói lời ái ngữ (không nói lời thô bạo, xuồng xả, sỉ mắng, thô tục...) nói lời hòa thuận (lời nói không gây chia rẻ, thị phi...) lời nói phải xuất phát từ lòng chân thành và tình yêu thương.
Khi tiếp xúc với mọi người, ta nên kiểm soát lời nói của mình (đây là môi trường tốt cho ta thực hành hạnh lành của khẩu nghiệp), có nhiều Cư sĩ hiểu biết, hí luận, đa văn rất giỏi, nhưng hạnh tu không có, trong khi đó hạnh tu, chính là kết quả của việc tu là thước đo hạnh lực của việc thực hành (Tu hành là tu chỉnh và sửa chữa hành vi là thực tế) nếu ta chỉ có hí luận suông thì việc tu còn quá xa.
-Ta là ông chủ của nghiệp do chính nghiệp mình tạo ra và phải chịu trách nhiệm cho hành vi đó. Lời nói chính là khẩu nghiệp.
(Hãy trải nghiệm pháp tu bằng cách kiểm soát, theo dõi điều chỉnh lời nói của mình bằng thực tế, ngay trong cuộc sống của mình chứ không phải bằng hí luận suông nhé). Tu hành quả chứng có kết quả cụ thể.
- Người tu hành vẫn đang bị nghiệp cảm chi phối, đôi khi ta không làm chủ, hay kiểm soát hành vi của ta, cũng là chuyện bình thường, nhưng không vì thế mà ta bỏ mặc cho hành vi của mình, chỉ cần Cư sĩ luôn để ý hành vi của mình (khẩu) mọi lúc mọi nơi, thành tâm kiểm soát và điều chỉnh nó, thì từ từ ta sẽ thực tập được lời nói ái ngữ ..., hòa thuận... như thế là ta đã tu, việc chứng đã có kết quả.
- Tu hành không dành riêng ai, chỉ cần mọi người thành tâm hướng thiện và quyết liệt xả bỏ hành vi không tốt, thì kết quả việc tu chứng đều mỉm cười như nhau.
Trải nghiệm pháp tu, để vào pháp hoa.