Bài 46. Trải nghiệm pháp tu.
Cư sĩ pháp hoa
Phẩm kinh phải là
Tùy duyên chọn lựa
Suy nghiệm chân lý
Huyền diệu phẩm kinh
Hành trì miên mật
Trải nghiệm pháp tu
Thọ thuộc kinh phẩm
Thiền định quán xét
Muốn vào pháp hoa
Đầu tiên phải là
Đưa tâm an tịnh
Xả bỏ phiền não.
Bài 47: Trải nghiệm pháp tu
Khi nói khi hành trì kinh pháp hoa, Cư sĩ phải yên trong (An lạc hạnh). Nghĩa là khi nói, cũng như khi đọc kinh pháp hoa, để giữ yên trong an lạc hạnh, Cư sĩ không nên nói sự sai quấy của người, của kinh điển, không có lòng khinh rẻ, kiêu ngạo đối với các vị chân tu, không nên nói đến sự tốt xấu của người khác (nếu như thế là chấp tướng tu, là thị phi, là chấp ngã tướng sai, đúng của người khác đều là tướng đang tu, mà đang tu thì vẫn còn bị nghiệp cảm chi phối nên sai trái là điều không thể tránh khỏi, ta cũng như thế...) nếu ta chấp tướng tu thì ta không thể có tâm an lạc, việc sai trái của người khác đâu có liên quan đến ta. Ta lấy gì mà chấp? (khi ta chấp tướng tu của người khác, điều đó cho ta thấy tâm ta đối đãi, phân biệt, tâm đã đối đãi, phân biệt thì phiền não nổi lên, phiền não nổi lên thì làm sao tâm an lạc?).
- Khinh rẻ, kiêu ngạo đối với các bậc chân tu, Cư sĩ, mọi người là ta đã phát sinh tâm cống cao ngã mạng, tâm cống cao ngã mạng là tâm phân biệt cao thấp, đúng sai, chân ngụy... Cư sĩ có tâm này làm sao an lạc, làm sao vào pháp hoa?
- Không nên nói đến sự tốt xấu của người, sự tốt xấu của người thì người biết, đâu có liên quan đến ta? (ngày nay không biết, thì ngày mai biết, ngày mai chưa biết thì ngày sau biết, tùy duyên mà sự thấy biết sẽ đến và đi ...). Ở đây không phải vô tâm, không từ bi, không thương chúng sinh. Trước hết ta hãy từ tâm với ta trước, hãy độ ta trước, và hãy thương chính bản thân ta trước. Tu tâm không lo, lo chạy bên ngoài, chạy đến bao giờ? Nói sự tốt xấu của người khác là thể hiện tâm ta bị vọng động, điên đảo, loạn tâm, chấp tướng, bị mê lầm pháp tu. Tâm như thế làm sao an lạc để vào pháp hoa?
- Việc tốt xấu, hay dở của người, nếu cảm thấy ta vẫn còn dính mắc, thì hãy để người tự giải quyết.
(Tưởng rằng ta thấy hay
Ai ngờ ta dính mắc)
Việc hay dở của người
Tưởng rằng ta thấy hay
Ai ngờ ta dính mắc
Tâm đã dính mắc
Thì phiền não tăng
Phiền não đã tăng
Thì tâm không an lạc
Tâm không an lạc
Thì không vào pháp hoa.
Tiếp theo:
Không nên nói đến sự sai, quấy của người, không nêu đích danh tên, việc sai trái việc càn gỡ của người, cũng không nêu đích danh việc khen tặng cái hay của họ, không sanh tâm thù hằn. Cư sĩ có làm được không? Làm được thì vào pháp hoa, không làm được thì không vào được pháp hoa (pháp hoa là hạnh bồ tát giới, vậy để vào hạnh của bồ tát, ta phải học theo bồ tát). Hành theo bồ tát, để vào pháp hoa, tâm phải an lạc, muốn tâm an lạc thì tâm ta không có tướng chúng sinh trong đó, không có tướng khen chê, không có danh tánh của sự khen chê. Tướng và danh tánh khen chê xuất phát từ tâm đối đãi, chấp đố, ai khen ai, ai chê ai? Lấy gì để khen? Lấy gì để chê? Ta khen họ? Ta chê họ? (ta không có, vậy có cái ta đâu có để khen, đâu có chê? Họ cũng không có, vậy khen ai, chê ai?), vậy nếu có khen chê là ta còn chấp tướng, nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả. Mà còn chấp tướng thì còn phiền não, còn phiền não thì tâm không an lạc, không an lạc làm sao vào pháp hoa?
- Ta khen, chê người khác là phản ánh tâm ta nhận định đúng? Sai? Vạn vật vô thường có gì trường cửu, vậy bây giờ đúng ngày mai thì sao? Ta nói đúng, người khác nói sai thì sao? Vậy ai đúng, ai sai? Nếu việc đúng sai, cần gỡ, càng cho ta thấy rõ tâm đối đãi phân biệt, tâm cao thấp, tâm khen chê của mình, vậy nếu còn tâm này thì làm sao Cư sĩ vào pháp hoa?
- Không sanh tâm thù hằn người khác không phải ta không cảm nhận được sự sai quấy của người, không phải ta không biết, vì biết nên ta không dính mắc vào việc làm đúng sai của họ, không bị kẹt vào đối đãi đúng sai, nên không khởi tâm thù hằn (đã biết tạo nghiệp thì có quả báo, mỗi người phải chịu trách nhiệm cho chính nghiệp của mình tạo ra) vậy còn sinh tâm thù hằn không?
Hãy trải nghiệm pháp tu bằng chính ngay cuộc sống của Cư sĩ: Không khởi tâm thù hằn với tất cả mọi người, ngay cả người đó làm điều sai quấy đối với mình, hãy vị tha, rộng lượng, bao dung. Hãy để ý phản ứng của tâm mình trước các sự kiện đúng sai của người khác.
Bài 48. Phải nhớ rằng khi trời sáng, mở mắt ra trước mắt là bình minh của ngày mới, biết rõ mình cần làm gì là điều rất quan trọng, cây cối, bông hoa, gió, nước, bầu trời, trăng sao điều là những lợi dưỡng cho chúng ta, ta nên cảm kích và biết ơn tất cả nhờ lợi dưỡng từ thiên nhiên, chúng ta sẽ được mạnh khỏe hạnh phúc, sống hòa mình với thiên nhiên với con người, nguồn lợi dưỡng đó giúp cho ta có nhiều cơ hội để trãi nghiệm, thực hành việc tu tập và tinh tấn trên bước đường tu. Trong lòng chúng ta phải luôn biết ơn mọi thứ từ thiên nhiên thì cuộc sống sẽ giống như những bông hoa xinh đẹp, tô điểm cho cuộc đời này.
Khi hoàng hôn xuống bầu trời đầy sao, vạn vật được trường dưỡng để chuẩn bị cho một ngày mới, với thân thể tràn đầy sức sống, hãy tận dụng nguồn sinh lực đó cho một ngày mới, có ích cho mình và cho mọi người, hãy cuốc đất, trồng rau, siêng năng lao động, tạo ra những hữu ích cho xã hội, thời gian rảnh rỗi hãy đọc kinh, ngồi thiền, tĩnh lặng tham thấu chân lý mà phật đã dạy, những lời dạy của chư thiện tri thức, tìm ra con đường đi đúng đắng cho bản thân, không để tâm nhàn rỗi lười biếng, làm tăng trưởng các vọng tưởng phiền não.
Cơ hội hiếm hoi kể từ khi ta bắt đầu sinh ra, và nhận thức được sự có mặt của mình trên cõi đời này. Hãy tranh thủ thời gian hiện có, mà thực hành việc tu tập, tìm ra con đường giải thoát cho chính bản thân mình. Một ngày mới bắt đầu bằng thiền định, và hãy kết thúc bằng thiền định.
Bài 49. Tự thân của các pháp là chân như, ta là chân như, mẹ ta là chân như, cha ta là chân như, thầy ta là chân như... vạn pháp từ chân như mà tới, vạn pháp trở về chân như, thật ra vạn pháp không đi đâu về đâu. Chân như là tự thân mầu nhiệm của các pháp, chúng ta từ chân như mà tới và trở về chân như, vạn pháp cũng về chân như, thật ra vạn pháp không từ đâu tới và cũng không đi về đâu. Vì tự thân các pháp là chân như, các pháp hiện hữu trong tự tánh, mà tự tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ con người mà phát sinh, kinh sách vì con người mà thuyết, chân lý hiện hữu trong chúng sinh, trong chân lý có hình ảnh của chúng sinh, trong chúng sinh có sự tồn tại của chân lý, chúng sinh là tự thân mầu nhiệm của các pháp.