Bài 94. Cúng dường (là dâng hoa, quả, cơm chay, thực phẩm, hiện vật, tiền bạc, ấn tống kinh điển, xây dựng chùa, làm đường xá, các phương tiện khác... dâng lên chư phật, và bồ tác 10 phương).
Trong các phương tiện cúng dường thì pháp cúng dường là bậc 1.
Pháp cúng dường là:
- Là tham thấu kinh điển, tìm hiểu chân lý, diệu nghĩa trong kinh mà phật đã dạy, và vận dụng vào trong chính cuộc sống của mình mà tu hành và ứng dụng đúng như pháp mà tu.
- Là đem sự hiểu biết của mình về những điều phật dạy trong kinh điển mà trao truyền, chỉ cho người khác, để người khác hoan hỹ làm theo, và ứng dụng đúng như pháp mà tu.
- Là thuyết pháp, giảng kinh, giải nghĩa các điều phật đã dạy cho mọi người biết, hướng dẫn mọi người tu tập, và chỉ cho mọi người vận dụng đúng như pháp mà tu.
- Là ấn tống kinh điển,... đem sự lợi lạc của việc ấn tống kinh điển nói cho mọi người biết để mọi người tham gia vào việc ấn tống kinh điển, để hoàng dương phật pháp, để mọi người có phương tiện, đúng như pháp mà tu.
Pháp cúng dường là nền tảng để duy trì chánh pháp vì thế trong các phương tiện cúng dường thì pháp cúng dường là trên hết.
Bài 95.
Các pháp do duyên sanh
Các pháp do duyên diệt
Duyên chỉ các duyên sanh
Diệt chỉ các duyên diệt
Đủ duyên các pháp sanh
Hết duyên các pháp diệt
Đủ duyên các pháp đến
Hết duyên các pháp đi
Đủ duyên thì sinh
Hết duyên thì diệt
Duyên đến thì sinh
Duyên đi thì diệt
Người đến thì sinh
Người đi thì diệt
Hội tụ là sinh
Biệt ly là diệt
Đủ người thì sinh
Thiếu người thì diệt
Có họp tất có tan
Có sinh tất có diệt
Có đến tất có đi
Có còn tất có mất
Đủ duyên thì còn
Hết duyên thì mất
Hòa hợp thì sanh
Chia ly thì diệt
Người còn thì sinh
Người đi thì diệt
Duyên sinh rồi diệt
Duyên diệt lại sinh
Sinh sinh diệt diệt
Diệt diệt sinh sinh
.............................
Vạn vật chúng sinh đều không thường trụ (vô thường luôn biến đổi). Đủ duyên thì đến, hết duyên thì đi, đủ duyên thì còn, hết duyên thì mất, có sum hợp tất có chia ly, có tụ tất có tan, có được tất có mất, có đoàn tụ tất có chia lìa... Biết được chân lý này, sống trong chân lý này, và chứng được chân lý này thì thân tâm tự tại vô ngại.