Tâm không có tướng
Nếu có tướng không phải là tâm
Tâm không phải có cũng không phải không
Một niệm sanh tâm gọi là có
Một niệm diệt tâm gọi là không
Bồ tát và phật chưa từng sanh tâm và cũng chưa từng diệt tâm
(Nên không phải có cũng không phải không, gọi là trung đạo)
Chấp tâm học pháp là mê
Không chấp tâm học pháp là ngộ
Mê nghĩa là mê trong ngộ
Mà ngộ nghĩa là ngộ trong mê
Sắc chẳng tự sắc, do tâm nên có sắc
Tâm chẳng tự tâm, do sắc nên có tâm
Tâm và sắc nương nhau trong sanh diệt
Có là có ở trong không
Không là ở trong không nên có
Tuy nói trở về nơi thầy đã đi
Nhưng thật ra không có chổ về
Không đến không đi là pháp bất sanh bất diệt
Không sanh không diệt thì không có trú xứ
Không đến không đi là sự nhiệm mầu của như lai tạng
Như lai tạng, là sự nhiệm màu của các pháp
Các pháp từ chân như mà đến rồi sẽ trở về với chân như.
Thầy như vậy
Mọi người cũng như vậy
Rồi con cũng như vậy
Mọi thứ cũng như vậy mà đến và cũng như vậy mà đi
Nếu tỏ ngộ thì pháp theo người
Nếu không tỏ ngộ thì người theo pháp
Nếu pháp theo người thì phi pháp trở thành pháp (hết thải pháp trở thành chơn)
Nếu người theo pháp, thì phi pháp trở thành pháp (hết thải pháp trở thành vọng)
Cho nên: Chẳng đem tâm mà cầu pháp
Cũng chẳng đem pháp mà cầu tâm
Cũng chẳng đem tâm mà cầu tâm
Cũng chẳng đem pháp mà cầu pháp
Cho nên tâm chẳng sanh pháp
Pháp chẳng sanh tâm
Tâm, pháp thường vắng lặng nên ở trong định
Tâm chúng sanh sanh thì pháp phật diệt
Tâm chúng sanh diệt thì pháp phật sanh
Khi mê thì có tội
Khi ngộ thì không tội
Vì tội vốn không
Khi mê ngũ uẩn sinh phiền não
Khi ngộ ngũ uẩn là níp bàn
Khi mê có phật có pháp
Khi ngộ không phật không pháp
Cho nên ngoài thân có hương
Ngoài tâm có phật
Tức là hương và phật bên ngoài chứ không phải trong tâm, của mình
Trong lòng chứa 3 độc là cõi uế
Trong lòng không 3 độc lá cõi tịnh
Pháp không cao thấp
Nếu pháp có cao thấp là tà kiến
Phật từ tâm sanh
Nhưng tâm chưa từng sanh phật
Cũng như cá sinh ra từ nước
Chứ không phải nước đẻ ra cá
Chúng sanh độ phật
(Nhờ phiền não sanh tỏ ngộ)
Phật độ chúng sanh
(Tỏ ngộ rồi diệt phiền não)
Như thế là bình đẳng
Không phiền não không sinh tỏ ngộ
Không tỏ ngộ không thể diệt phiền não
Khi mê là chúng sanh độ phật
Khi ngộ là phật độ chúng sanh
Chúng sanh tạo nghiệp
Nghiệp chẳng tạo chúng sanh
Đời nầy tạo nghiệp
Đời sau thọ báo
Người hay tạo nghiệp
Nghiệp hay chẳng tạo người
Nếu người tạo nghiệp
Nghiệp và người cùng sanh
Nếu người chẳng tạo nghiêp
Nghiệp và người chẳng sanh
Nghiệp do người tạo
Người theo nghiệp sanh
Nếu người không tạo nghiệp
Thì nghiệp không theo mà sanh người
Tâm trước tạo nghiệp
Tâm sau thọ báo
Nếu tâm trước chẳng tạo
Thì tâm sau chẳng thọ báo