Giảng bát nhã tiếp theo)
1. Văn huệ: Tai nghe giảng pháp, mắt đọc kinh điển, từ đó nhận ra các điều phật dạy mà phát sinh trí tuệ
2. Tư huệ: Là huệ do trí suy nghĩ, tìm tòi hay quán xét về những điều đã học được từ văn huệ
Nhưng không phải mọi tư duy điều mang lại trí huệ cho con người
Chánh tư duy giúp tâm thanh tịnh và sáng suốt trí huệ tăng trưởng
Tà tư duy làm tâm ô nhiễm và bị lu mờ, trí huệ bị che lắp
3. Tu huệ: Là do thực tập và trãi nghiệm những điều phật đã dạy, bền bỉ và đều đặng, tinh tấn từ đó thể nhập chân lý và chứng được chân lý mà giác ngộ
Văn - Tư -Tu Cs hãy thực tập đều đặng từ thấp đến cao nhé
(Giảng bát nhã tiếp theo)
4 trí phật pháp thường nói đến:
1. Thành sở tác trí
Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiện thức, thân thức
5 thức này có tác dụng nhận và phân biệt: Sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần
Khi nhận rõ rốt ráo các pháp trần nầy do duyên sanh vô thường và biến đổi..., các pháp vốn không có tự tánh, do duyên sanh, tâm không loạn động
Khi đó 5 thức sẽ biến thành Thành sở tác trí
2. Diệu quang sát trí:
Thức thứ 6 là ý thức nhận rõ, quan sát các pháp, thấy rõ nội pháp: Thọ, Tưởng, Hành
Thấy rõ ngoại pháp: Là các pháp thế gian (cái gì có tên gọi là pháp) quan sát thấy các pháp thế gian vốn không thật có. Chỉ do duyên sanh vô thường và biến đổi.
Khi đó thức thứ 6, ý thức biến thành Diệu quang sát trí
3. Bình đẳng tánh trí:
Mạt-Na thức còn gọi là thức thứ bảy khi đã phá ngã chấp sẽ biến thành “Bình đẳng tánh trí” tức là trí có năng lực nhận thức tính bình đẳng và vô ngã của vạn pháp
4. Đại Viên cảnh trí:
A Lại-Da thức còn gọi là thức thứ tám có tác dụng lưu trữ thông tin và chủng tử các pháp, của con người từ quá khứ vô lượng vô biên kiếp cho đến đời vị lai đến khi thành đạo
A lại da thức, thức thứ 8, sẽ đạt đến vô lậu thanh tịnh thì sẽ biến thành “Đại viên cảnh trí” tức là trí sáng như tấm gương lớn và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả Chơn như
Trí tuệ tuy mang nhiều danh từ khác nhau, nhưng chung qui trí tuệ có nhiệm vụ tối hậu là tận diệt vô minh, và đoạn trừ phiền não
(Giảng bát nhã tâm kinh tiếp theo)
1. Ngã: Là bản chất để tự nó có thể phát triển mà không cần đến sự giúp đỡ bởi những nhân duyên khác
Nhưng thực chất không có vật nào muốn tồn tại, mà lại không nhờ đến những trợ duyên khác
Nên không có cái gì là tự ngã
Vd: Hạt lúa muốn nảy mầm, tươi tốt, hạt nhiều, không sâu, hạt chắt... phải nhờ các trợ duyên như: nước, phân, thuốc, nhổ cỏ, chăm sóc, ánh nắng mặt trời,..
2.Tự tánh: Không có pháp nào tự nó tồn tại, mà không nhờ đến những trợ duyên khác
Nên các pháp điều không có tự tánh, mà do duyên sanh mà thành
Vd: Cái bàn... là pháp
Nhưng không có cái gì là chủ thể của cái bàn, cái bàn không có tự tánh, mà do duyên sanh
Cái bàn là sự kết họp của gỗ, đinh, nước sơn,... và nhờ trợ duyên, kỹ thuật, thẩm mỹ.... của người thợ mới được gọi là cái bàn. Tạm gọi giả danh là cái bàn
Nó là tổ hợp của nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, tạm gọi là cái bàn vậy
(Giảng bát nhã tiếp theo)
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
Thường, lạc, ngã, tịnh cũng là bốn thuộc tính của Niết Bàn
Bốn đức của Chân tâm:
- Thường, là thường trụ, là không thay đổi, không sinh diệt
- Lạc là vui vẽ, an lạc, không yêu ghét, một niềm vui xuất thế
- Ngã là tự do tự tại
- Tịnh là trong sạch, không bị ô nhiễm, dù là sống giữa đời thế tục
Chú ý:
Thường ở đây không phải là vô thường trong pháp sanh diệt
Ngã không phải là tự ngã trong pháp sanh diệt