ĐẠO TÂM 17/08/2019
Ngày đăng: 30/08/2022 08:09 AM
Bài 122: Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, cư sỹ quán xét, quán soi:
1. Sắc: Sắc thân tứ đại của ta giả hợp, vô thường, (sinh, trụ, dị, diệt...) do duyên sanh, không chủ thể không tự tánh... đủ duyên thì đến, hết duyên thì đi...
2. Thọ: Cảm thọ: Do duyên sanh, vô thường, không chủ thể, không tự tánh (vô ngã)...
3. Tưởng, hành, thức: Quán xét, quán soi, từng uẩn vô thường luôn biến đổi, do duyên sanh, không có chủ thể không có tự tánh (vô ngã),...
Vd: Cảm thọ ngon khi ăn thức ăn mình thích (do duyên sanh, có thực phẩm ta thích, có vị giác lưỡi ta nếm sinh cảm thọ ngon…), nhưng khi hết thực phẩm, lưỡi không nếm thì cảm thọ kết thúc... hết cảm thọ này, lại sinh cảm thọ khác, không có cảm thọ nào thường trụ (vô thường, sinh trụ dị diệt, không có chủ thể, đủ duyên có thực phẩm, và có ta nếm mới sinh cảm thọ. Thực phẩm không, không sinh cảm thọ, vị nếm lưỡi không, không sinh cảm thọ, mà phải có đủ cả hai mới sinh cảm thọ (duyên sanh) Hết nếm, cảm thọ không còn (duyên diệt), vô thường, biển đổi hết cảm thọ này đến cảm thọ khác. Sanh diệt liên tục, không có ai làm chủ, không tự tánh.
Phải đủ duyên mới hình thành cảm thọ (do con người dính chấp, cứ bám víu, giữ lấy những cảm thọ mà mình thích, và dính mắc vào những cảm thọ mà mình không thích, mà chấp có ta (ngã) thích, không thích, mà giữ lấy...), mà đâu biết rằng nó vốn không thường trụ, luôn biến đổi theo duyên, là một chuỗi sanh diệt đáng sợ.
Các pháp do duyên sanh
Các pháp do duyên diệt
Duyên chỉ các duyên sanh
Diệt chỉ các duyên diệt
Tùy duyên thì đến
Hết duyên thì đi
Không ai làm chủ
Không có tự tánh
Do giả duyên mà có hợp
Do giả duyên mà có tan
Pháp tánh thì không tướng
Pháp tướng thì không tánh
Pháp trụ ngôi pháp
Tướng thế gian thường còn
Pháp tướng từ xưa nay
Vốn là pháp vô thường
Biến dịch luôn thay đổi
Là pháp sanh diệt
Sinh, trụ, dị, diệt
Thành, trụ, hoại, không
Sinh, lão, bệnh, tử
Là pháp không thường trụ