Bài 9 - Hạnh phúc chân chính của con người không phải tế lễ vái lạy van xin thần thánh mà ta có hạnh phúc, mà là ta biết chia sẽ thương yêu mọi người, biết suy nghĩ giúp đỡ người khác, thì niềm hạnh phúc đó nhân lên. Khi đó ta thấy người hạnh phúc, thì lòng mình cũng vui và hạnh phúc. Điều quan trọng trong mỗi con người biết suy nghĩ thiện và làm thiện. Mỗi hành động phải xuất phát từ lòng nhân từ và tình thương yêu vô điều kiện. Khi có sự yêu thương và hành thiện đúng cách, tuy chúng ta không cần báo đáp, nhưng vào những khoảnh khắc nào đó trong tương lai, ta sẽ nhận được những món quà quí báu do cuộc sống ban tặng.
Bài 10: Tu hành là buông xả, buông bỏ, và luôn quán xét tâm mình, buông bỏ và không chấp ngã. Ở đâu có ta thì ta nương theo phương tiện ở đó mà tu. Tu hành như làm dâu về nhà chồng vậy. Ăn nói, lễ phép, cung kính từ tốn, khiêm hạ, nhẫn nhịn, yêu thương mọi người kính trên, nhường dưới, yêu thương cha mẹ chồng như cha mẹ mình, chị em chồng như chị em mình, tâm hành bình đẳng, (pháp hoa 14) thương yêu đùm bọc, chia sẽ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong gia đình, biết khi nào cần nấu nước, khi nào cần quét nhà, khi nào cần rửa chén, khi nào cần cúng kiến tế lễ, làm đúng phận sự trách nhiệm của mình (giới), sẵn sàng giúp đỡ mọi người, hạnh lành mọi lúc mọi nơi, (bồ tát) nàng dâu như Cư sĩ, cha mẹ chồng như chủ trì, nhà chồng như chùa để tu, vì thế phật ví tu hành như làm dâu, không có sai khác, nếu có sai khác là do có sự phân biệt đối đãi, do tâm cống cao ngã mạn, nảy sinh sự phân biệt đối đãi sáng tạo ra.
Bài 11. Làm gì cũng nên để ý cái ta, nếu còn cái ta thì chứng tỏ ta còn cao ngạo, ngạo mạn. Các pháp do duyên sanh, các pháp do duyên diệt. Làm gì có cái ta nào làm chủ mà tự xưng, tự đắc. Khi còn cao ngạo và ngã mạn thì sẽ đi vào tà đạo, điều này thấy rất rõ ở một số Cư sĩ đạo tràng trước đây, Tu ở chùa, hay ở ngoài (Cư sĩ) điều quan trọng là phải xả bỏ được phiền não, và thấy thân tâm an lạc như thế mới không lạc đường tu.
Bài 12. Tu là tìm vàng trong đất. Vàng là phật tánh, là thanh tịnh. Đất là phiền não, là loạn động. Khi ta đọc kinh, chú, thiền ta ngộ từng phần và theo lời kinh, chú, thiền, ta gom nhắc nó lại, ta trải nghiệm bằng thực tế cuộc sống, và sống trong sự chứng ngộ đó, sống trong phật tánh. Trong người chúng ta có nhiều phiền não, ta xả bỏ hết phiền não thì phật tánh hiển lộ. Bản chất của con người vốn thanh tịnh, ta hãy đi tìm sự thanh tịnh của nội tâm. Thì phật tánh sẽ hiển lộ.