Bát Chánh Đạo
- Là tám con đường Chơn chánh, tám cửa tu tập, để đưa chúng ta đến sự giác ngộ hoàn toàn.
- Là tám con đường tu tập là phương tiện để đoạn tận Tham sân si.
- Là con đường đưa chúng sinh đến cái thấy tuyệt đối và hoàn toàn.
- Từ cách nhìn nhận mọi vấn đề bằng trí tuệ, đến tư duy suy nghĩ chơn chánh, từ lời nói thiện lành tích cực đến hành vi thực hiện cũng tích cực.
- Bát chánh hướng dẫn từ đạo đức nghề nghiệp mưu sinh cho đến tinh tấn thực hiện, làm tăng trưởng các điều thiện lành cho người thực hiện, để tăng trưởng công đức, và tích lũy phước báu.
Bát chánh đạo hướng dẫn ta, làm gì cũng phải tập trung vào công việc mình làm, tập trung chú ý, để đạt kết cao nhất, với trạng thái tư duy Trí tuệ sáng suốt.
Bát chánh đạo dạy chúng ta cách tu: Đạo đức của tục đế và đạo đức của chân đế.
Bát chánh đạo hướng dẫn chúng ta tu tập để đạt quả thanh văn duyên giác, quyền thừa Bồ tác - quả vị phật.
Bát chánh đạo chính là đạo đế, là con đường chân lý cho các pháp môn, cho các quả hạnh để tu chứng.
Khi chúng ta tu hành Pháp môn gì thì điều đầu tiên phải qua tu tập Bát chánh đạo. Hay Bát chánh đạo là con đường trung gian có 8 ngành để dẫn chúng ta tu các pháp môn khác mà không bị sai đường.
Bát chánh đạo, tám con đường, tám ngành song song, không có đường nào lớn hơn đường nào, thực hiện tu tập đồng điều như nhau hay gọi là con đường Trung đạo có tám ngành.
Pháp thân của một vị như Lai từ đâu sinh ra:
Từ:
- Bát chánh đạo sinh
- Tứ như ý túc sinh
- Như lý tác ý sinh
- Tứ nhiếp pháp sinh
- 37 phẩm trợ đạo sinh
- Từ bị hỷ xả sinh
- Chánh Định sinh
- Từ lục độ vạn hạnh sinh
- Văn tư tu sinh
- Vô cấu sinh
- Tâm đại bi sinh
- Trí tuệ vô lậu sinh
- Từ tích cực
- Từ Bình đẳng sinh
- Từ nhẫn nhục sinh
Giảng Phẩm 14 kinh Pháp hoa:
1. Hành xứ (những hành động cần có)
- Thực hành sống nhẫn nhục, nhu hòa thuận thảo, không nóng nãi, vội vã không sợ sệt, không để cho muôn vật làm lòng mình xao xuyến, xem vạn vật đúng như thực tướng (do duyên sanh vô thường biến đổi, không thật.)
Các pháp xưa nay thường vắng lặng
Pháp trụ ngôi pháp
Tướng thế gian thường còn
Tâm không nghĩ ngợi, nhìn sự vật đúng như lý tác ý. Như thế là sống sáng suốt làm chủ tâm mình và hòa đồng với mọi người. Phải tu tập các đức tánh như thế mới phát huy đức hạnh mà cảm hóa người để dẫn người vào chánh pháp
2. Thân cận xứ:
Nên gần gũi
- Bậc chân tu, thiện trí thức.
- Quan sát vạn vật đúng như thực tướng, không có sai khác, chúng sinh bình đẳng.
- Chân lý luôn phát khởi trong tâm
- Không trọng, không khinh, không mê, không đắm, không lấy, không bỏ
Không nên gần gũi:
Tránh giao lưu với người quyền thế, ngoại đạo, ác nghiệp, ca hát, ngâm vịnh, phái nữ, các bậc tu hành còn lòng ích kỷ, chấp đố.
3. An lạc Hạnh: (giữ lòng bình thản và vui vẻ)
Tâm an bình, vui vẻ, không làm trái ý người, khi có người hỏi đạo thì dùng pháp đại thừa mà giảng giải
- Không nói lỗi của người và kinh điển
- Không kinh mạng các người tu hành khác
- Không sanh lòng thù hận, hiềm khích
- Không ganh ghét người dua nịnh, gian dối
- Không làm cho người tu hành hoài nghi chán nản
Phát lòng thương xót đối với tất cả chúng sanh và khởi lòng kính trọng đối với chư phật và bồ tát.
4. Phát đại bi tâm:
Sanh lòng thương xót tất cả những người không hiểu, không gần phật pháp.
Tùy căn cơ của mỗi người mà ta nói pháp. Nói pháp theo người không nói pháp theo ta.
Giảng Kinh pháp hoa
4 hạnh của phẩm 15
1. Thượng hạnh: Những hành động hướng thượng hướng về đời sống chân lý cao cả.
2. Vô biên hạnh: Những hành động không bờ bến vượt xa khỏi vòng kiềm hãm trói buộc của ngã chấp lòng ích kỷ của thế gian thường tình.
3. Tịnh hạnh: Những hành động trong sạch không bị tham sân si chi phối, trói buộc.
4. An lập hạnh: An trú trong chỗ an ổn. Sống hoạt động với tâm luôn an ổn, không xao động vì cám dỗ của ngoại cảnh, hay những lo nghĩ của nội tâm.
Cs học 4 hạnh này