(Giảng bát nhã tiếp theo)
Hãy thực tập quán xét các pháp do duyên sanh từ những việc đơn giản nhất ta sẽ thấy sự nhiệm mầu của các pháp. Hãy chú ý quan sát theo dõi sẽ thấy rõ các pháp sẽ diệt đi khi duyên tận.
Mọi thứ điều như vậy. Con người cũng vậy, đồ vật cũng vậy, ngay cả lời nói, âm thanh cũng không hề sai khác. Bản chất sự việc trên thể gian này điều như thế.
Hãy quan sát các pháp tướng có sai khác, muôn hình vạn trạng như bàn, ghế, đồ vật, chó, mèo, người,... sự sai khác về hình tướng, sai khác về trạng thái, sai khác về chức năng, mục đích sử dụng... nhưng pháp tánh không có sai khác. Pháp tướng động tĩnh, luôn vận động không ngừng và biến đổi theo tâm chúng sinh. Nhưng pháp tánh (bản tâm thanh tịnh, vắng lặng của mỗi chúng sinh, phương tiện, không hề sai khác, dù là người, động vật, thực vật, hay đồ vật...). Đó là cái nhìn của bốn trí, là vô sai biệt trí, là bình đẳng tánh trí, thành sở tác trí, đại viên cảnh trí.
(Ý nghĩa của từ Nam Mô A Di Đà Phật)
Nầy Phật tử! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì?
1. Nam-mô là thủy giác, A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.
2. Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.
3. Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.
4. Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.
5. Nam-mô là thường, A-Di-Đà là tịch, Phật là quang.
6. Nam-mô là diệu quan sát trí, A-Di-Đà là bình đẳng tánh trí, Phật là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí.
7. Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.
8. Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.
9. Nam-mô là sai biệt trí, A-Di-Đà là vô sai biệt trí, Phật là pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.
10. Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.
11. Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.
12. Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.
13. Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.
14. Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
15. Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.
16. Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.
17. Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.
Kinh niệm phật Balamat.
Người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả.
Sao gọi là lìa bỏ?
Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.
Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.
Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.
Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.
Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.
Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.
Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.
Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.
Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.
Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.
Lìa bỏ ngã và ngã sở.
Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.
Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.
Người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta, chính là thiện-tri-thức, gồm có Thánh tăng, phàm tăng, Sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.
Thiện-tri-thức là cửa ngõ xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đi vào Như-Thật-Đạo.
Thiện-tri-thức là cỗ xe xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì đưa tất cả chúng sanh tới Như-Lai địa.
Thiện-tri-thức là thuyền bè xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.
Thiện-tri-thức là ngọn đèn xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.
Thiện-tri-thức là con đường xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết-bàn.
Thiện-tri-thức là cây đuốc xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.
Thiện-tri-thức là chiếc cầu xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.
Thiện-tri-thức là lọng che xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.
Thiện-tri-thức là cặp mắt xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh nhận rõ Pháp tánh.
Thiện-tri-thức là thủy triều xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.
Kế đó, là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khổ nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi.
Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ ...