Bài 110.
Ta luôn làm việc tích cực, lời nói tích cực, khởi tâm tích cực thì sẽ luôn tích phước.
Nhiều khi chúng ta là con người mà chúng ta không biết mình là con người. Hãy tĩnh tâm suy nghĩ.
Con người có 6 giác quan để nhận thức đúng sai và sớm giác ngộ. Chúng ta phải ý thức sự có mặt của mình trên thế gian này. Vai trò của mình rất quan trọng, mình phải làm gì để giải thoát cho bản thân mình, và giúp chúng sinh còn lại được giải thoát.
Không phải ta sống là để hưởng thụ, ngủ nghỉ, để ăn uống, vui chơi, hay hưởng lạc thế gian. Con người có 6 giác quan, và chỉ con người mới có đủ điều kiện vận dụng giáo lý nhà phật vào trong cuộc sống để tu hành. Nhờ giác quan thứ 6 ta mới giải thoát cho chính mình và cho người khác, cho động vật và cho chúng sinh. Thông qua phương tiện là công việc, việc làm,… vận dụng tích cực những hạnh lành, ứng dụng vào trong cuộc sống để tích phước đức cho bản thân mình.
Nhà cửa là nơi giúp ta có chỗ trú thân an toàn, bảo vệ nhục thể trước sự xâm nhập của ngoại cảnh, chứ không phải là phương tiện thể hiện sự giàu có, chúng ta đừng sai lầm.
Quần áo giúp bảo vệ nóng lạnh thân thể ngăn sự xâm nhập, bệnh tật từ bên ngoài.
Ăn uống giúp thân thể mạnh khỏe, có đủ lực, trí, nhận ra tri kiến phật pháp.
3 phương tiện trên mục đích của tạo hóa, là giúp cơ thể này có đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp nhận chân lý phật pháp và giải thoát cho bản thân mình và cho mọi người trong thời gian ta còn thọ mạng. Cư sĩ đừng mê lầm mà chạy theo những hư ảo giả dối, để rồi khi nhận ra lẽ chân thật của thế gian, thì thời gian sẽ không còn kịp nữa.
Sinh mạng ta, nằm ngay trong trong tay ta, về cõi lành, hay cõi dữ sau khi mệnh chung thì hãy tĩnh ngộ ngay bây giờ.
Việc thực hành hạnh lành ngay trong đời sống hằng ngày của ta, không ở đâu xa. Tu và tích phước rất đơn giản không phải tìm cầu.
Không cần phải vào chùa này, chùa nọ, phương tiện tu hành trên thế gian có hơn 84 ngàn con đường, thì vào chùa tu chỉ là một con đường trong 84 ngàn con đường tu. Cư sĩ đừng sai lầm mà bỏ qua mất cơ hội tu hành cho bản thân.
Hãy tích lũy phước đức từ khi còn trẻ và khỏe. Vì khi lớn tuổi mắt yếu, tai không còn nghe rõ, đi lại khó khăn, ngồi thiền không được lâu, thân thể mỏi mệt, làm sao nghe giảng pháp, đọc kinh, hay đi lại để làm việc tích phước. Lúc đó muốn tu sẽ không còn kịp nữa.
Bài 111.
Tuổi trẻ thân tráng kiện
Đến già sắc biến suy
Thế mà thế gian cứ gáng ghép theo quan niệm là còn trẻ thì lo làm ăn, đến già mới tu, tu làm sao nổi? Thật là một quan niệm sai lầm, để rồi tất cả đọa vào tâm ác đạo sau khi chết mà không biết.
Tu hành lâu ngày mới đạt công phu, phẩm hạnh, tích lũy phước lành phải có thời gian tích góp,... đến già làm sao kịp?
Vậy ta phải tranh thủ, tích phước, hạnh lành ngay chính công việc ta đang làm, và ở bất cứ nơi đâu, có thân là có tu, có thân là có tích phước, có thân là có làm điều lành, hãy góp nhặt điều lành từ thân khẩu ý, và thực hành hạnh lành từ thân khẩu ý, từng ngày từng giờ đừng phí phạm thời gian lãng phí.