ĐẠO TÂM 23/09/2019

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 23/09/2019
Ngày đăng: 30/08/2022 08:34 AM

GIẢNG BAT NHÃ (tiếp theo)

 

Tất cả các pháp có 2 phần tánh và tướng

 

Tánh của các pháp thì không có hình tướng, kinh gọi là không tướng (thị chư pháp không tướng), bởi không tướng nên không sai khác, không sinh diệt, không hư hoại. Cũng gọi là thật tướng, thật tánh, chân tánh, chân như, hay chân tâm...

 

Tướng của các pháp thì có hình tướng như (ngũ uẩn), không tánh hay các pháp sai khác có sanh diệt, có hư dối, không thật rốt cuộc hoàn không (ngũ uẩn giai không).

 

Vd: Như tánh của nước thì chỉ có một là bản thể thanh tịnh tuyệt đối của các pháp, không dài ngắn, vuông tròn, rắn, lỏng xấu đẹp, to nhỏ,…  

 

Còn tướng của nước thì muôn hình muôn vẻ (sự nhiệm mầu của các pháp), có các hình tướng sai khác: có màu sắc, sạch - dơ, trong - đục, dầu - nước, có phân biệt,...

 

Nói tánh Sóng và tánh Nước không sai khác. Nhưng tướng Nước và tướng Sóng thì có sai khác, có phân biệt.

 

Nên nói tánh của các pháp là không tướng (là không, là bát nhã), tướng của các pháp thì có hình tướng, nhưng không phải là tánh của các pháp.

 

(Pháp: Cái gì có tên gọi, định danh là pháp như cái bàn, cái ghế là pháp, Thọ, Tưởng, Hành… là pháp, lông rùa, sừng thỏ là pháp,... ngũ uẩn là pháp, mắt tai mũi lưỡi thân ý là pháp, sắc thanh hương vị xúc pháp là pháp...).

 

Từ tánh của các pháp đến tướng của các pháp. Từ tánh của các pháp thì không tướng, tướng của các pháp thì không phải tánh.

 

Rồi nâng tầng đạo lý tánh của các pháp chính là tướng của các pháp, và tướng của các pháp chính là tánh của các pháp (Năm uẩn là Không, Không chính là năm uẩn…, ngũ uẩn giai không). Tức nói tướng của các pháp chẳng khác tánh của các pháp, tánh của các pháp chẳng khác tướng của các pháp (cũng như nói kẹo là tướng, đường là tánh).

 

Ví dụ: Như người ngủ chiêm bao thấy cảnh đại mộng sinh buồn vui (mê).

 

Người thức dụ cho bồ tát đã tĩnh giác (tĩnh).

 

Người mê sau đại mộng lại tỉnh, nhận ra rằng chiêm bao là huyễn hóa không thật, là vọng. Vì vọng sinh chiêm bao.

 

Thế giới chúng sanh cũng như vậy, vì Cư sĩ hư vọng mà sinh ra có thế giới và có chúng sanh, mê lầm không nhận ra rằng thế giới chúng sanh từ hư vọng, tâm phân biệt sinh ra, chấp cho nó là thật (như chiêm bao). Khi tỉnh ngộ huyễn hóa, hư ảo không còn nữa (Sắc chẳng khác không)...

 

 

Cảnh chiêm bao không khác tâm chiêm bao, tâm chiêm bao không khác cảnh chiêm bao. Cảnh chiêm bao là hư vọng, tâm vì hư vọng mà biến hiện ra các cảnh như chiêm bao, sau khi tỉnh giấc thì cảnh đại mộng không còn nữa. Vì mê tâm sinh ra hư vọng điên đảo sinh ra các cảnh, khi hết mê thì bản thể chân tâm thanh tịnh hiện ra (như ngươi vừa tỉnh giấc chiêm bao). Cho nên nói sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.

 

Bản thể chân tâm thanh tịnh vì vọng mà chấp ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là ta, là của ta, làm biến hiện các cảnh giới chúng sinh.

 

Bản thể chân tâm thanh tịnh vì hư vọng mà chấp các vọng trần (6 trần), mà thâu nạp vào trong (6 căn) rồi cho rằng cái thấy của ta, cái nghe của ta, cái ngửi của ta, cái nếm của ta, xúc chạm của ta, và tư duy của ta, làm nảy sinh các chấp thủ (thủ uẩn), bám chặt và giữ lấy, hình thành các lớp ô trược, phiền não. Hết tưởng này đến tưởng khác, hết vọng này đến vọng khác, hết chấp thủ này đến chấp thủ khác, tạo nên lớp màn ô trược dày đặt, che đậy bản thể chân tâm thanh tịnh.

 

Vọng tâm chấp cảnh trần làm tướng, tướng trần vì vọng tâm mà được thu nạp vào trong sáu căn. Cấu uế trong tâm sinh ra, cấu uế bên ngoài nạp vào nội tâm làm tăng các lớp vô minh che đậy bản thể chân tâm thanh tịnh. 

 

Vì chấp tướng mà phát sinh vọng trần, hư ảo cho rằng mọi thứ là như thật tướng, là đúng như cái nhìn của ta. Vì vọng trần mà cho rằng cái nhìn của ta là như thật, đúng như thật tướng. Từ cái nhìn chấp tướng và hư vọng thì có thế giới và chúng sinh. Vậy thế giới chúng sinh là thế giới không như thực tướng. Là thế giới của vọng sinh ra. Không phải là chân không không phải là bát nhã.

 

 

Các pháp do tâm hiện ra, tâm chẳng khác các pháp, các pháp là tâm, tâm là các pháp.

 

Đồng một bản thể chân tâm thanh tịnh không khác, chúng sinh vì vô minh, tưởng điên đảo nên thấy có 5 uẩn, thấy có thế giới chúng sanh rồi theo cảnh đại mộng này mà thọ khổ. Trái lại bồ tát đã giác ngộ người đã thức giấc đại mộng, thấy trí huệ bát nhã 5 uẩn hay các pháp điều không. Vì chúng sanh mê, từ tánh không hiện ra sắc, nên nói sắc chẳng khác với không, hay sắc tức là không. Vì bồ tát ngộ từ sắc tướng trở về tánh không nên nói không chẳng khác với sắc. Hay không tức là sắc.

 

Không ở đây không phải hư không, hay cái không đối với cái có, cái không ở đây là bản tánh thanh tịnh không có các hình tướng, vì bản tánh không có các hình tướng nên gọi không tướng, tướng không. Vì nó không sanh diệt, không hư dối nên cũng gọi là chân không, thật tướng.

 

Tánh không của Bát Nhã không sanh, không diệt, không cấu, không tịnh. Tướng không của các pháp là tánh của các pháp, tánh của các pháp không có hình tướng, không có tướng sanh, không có tướng diệt, không có tướng cấu nhiễm của phàm phu, không có tướng thanh tịnh của chư phật. Khi ngộ nó không thêm, lúc mê nó cũng không bớt. Bởi thế nên cũng gọi là không tướng, tướng không.

 

Tóm lại tánh của các pháp là chân tâm thanh tịnh sáng suốt, không có hình tướng.

 

Bởi thế trong tướng không, không có 5 uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có 6 Căn, không có 6 Trần, không có 6 Thức.

 

Trong tướng không, không có các pháp thế gian...

 

 

Tâm chân như, là như như bất động, bất động không phải không động, hay tỉnh mà vắng lặng, không hình tướng, là thường trụ sáng suốt không biến đổi.

 

Tâm chân như thanh tịnh nhiệm màu sáng suốt của như lai tạng là tâm tính bình đẳng, chân thật và sáng suốt, không hư dối, không sai khác.

 

Tuy không có sai khác, nhưng biến hiện các pháp có sai khác có thế giới và chúng sanh. Biến hiện có sai khác nên gọi là nhiệm mầu.

 

Thể tánh chân như không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên tương tục có thế giới và chúng sanh. Thế giới và chúng sanh là sự nhiệm mầu của thể tâm chân như nhiệm mầu sáng suốt. Tác dụng nhiệm mầu không không ngăn ngại thể tánh chân như, thể tánh chân như không ngăn ngại tác dụng nhiệm mầu. 

 

Thế tánh và tác dụng không rời nhau nên gọi là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai Tạng. Nó không có trụ xứ, xứ sở không từ đâu đến và cũng không đi về đâu.

 

Các pháp điều là tâm tính thường trụ sáng suốt nhiệm mầu của Như Lai Tạng. Vì có  tác dụng nhiệm mầu nên biến hiện các pháp thế gian.

 

Các pháp không từ đâu đến, và sẽ không đi về đâu. Thế giới chúng sanh là một phần của chân như, con ngươi là một phần của chân như, ngũ uẩn là một phần của chân như, chúng ta là một phần của chân như rồi sẽ trở về với chân như. Trở về với bản tánh thường trụ, chân tâm thanh tịnh nhiệm mầu sáng suốt của Như Lai Tạng.

 

 

Tóm lại Bát Nhã không có pháp thế gian, không có 6 căn, 6 trần, 6 thức

 

Không có mười hai nhân duyên, không có vô minh, cũng không có hết vô minh, không có lão tử và cũng không có hết lão tử.

 

Trong bát nhã không có 12 nhân duyên pháp thế gian của thánh duyên giác, trong bát nhã chân không, không có mười hai nhân duyên, không có phần lưu chuyển, cũng không có phần hoàn diệt. Bậc thánh duyên giác nhờ quán rõ 12 nhân duyên mà thấu tỏ được sanh tử luân hồi. Và cũng nhờ quán rõ sự hoàn diệt của 12 nhân duyên mà ngộ đạo (sẽ có bài giảng riêng phần này).

 

Trong bát nhã không có người tu (Ngã) không có người chứng (Pháp). Không có pháp tứ đế của Thanh Văn, không có pháp Lục Độ Vạn Hạnh của bồ tát. 

 

Trong bát nhã chân không, không có đặng cái gì cả. Không có các pháp thế gian, và cũng không có các pháp xuất thế gian. Trong bát nhã chân không, không có pháp tu của tam thừa, tiểu thừa thanh văn, trung thừa duyên giác, thượng thừa bồ tát. Trong bát nhã chân không, không có Tứ thánh, lục phàm, không có pháp gì cả. Không có người tu, và cũng không có người chứng. Không có pháp để tu, và cũng không có pháp để chứng.

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline