ĐẠO TÂM 24/02/2021

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 24/02/2021
Ngày đăng: 30/08/2022 01:40 PM

Tất cả các pháp thế gian đều do duyên hợp mà thành. Pháp mà do duyên hợp mà thành, thì pháp đó là pháp sanh diệt. Còn sanh diệt thì còn vô thưởng và biến đổi, còn vô thưởng biến đổi thì pháp đó như huyễn không thật.


Cái gì do nhân duyên hợp thành thì cái ấy không có chủ thể, không có tự tánh, vì không có chủ thể, không có tự tánh, cho nên pháp đó gọi là pháp không.


Không nhưng không có nghĩa là không có, có nhưng không phải là thật có, vì do duyên giả hợp mà thành. Nếu người hiểu rõ bản chất của các pháp như vậy, cho nên không chấp có cũng không chấp không, gọi nó là Trung đạo.

 

Ai thấy được đạo lý duyên khởi thì người ấy thấy pháp, ai thấy được pháp thì người ấy thấy Phật, ai thấy Phật thì người ấy sống trong Trung đạo. Ai sống trong Trung đạo là người ấy sống trong nhà Như Lai.
 

 

 

Ai cũng có sai lầm, còn sai lầm là còn khổ đau, hết sai lầm là hạnh phúc.


Có con đường đi đến khổ đau, thì phải có con đường đi đến hạnh phúc. Con đường đi đến hạnh phúc tuyệt đối đó chính là Bát chánh đạo.


Con đường khổ đau, đầy bi thương là do nó được trang bị và bao bọc bởi Tham, Sân, Si và nhiều sự phiền não mang lại. 

 

Con đường bát chánh đạo là con đường tiến tới sự đoạn tận Tham, Sân, Si, là con đường đưa con người đến với nhau bằng tình thương yêu và trí huệ. Bằng sự mở rộng tấm lòng, đem tình thương yêu, mở rộng vòng tay chào đón để cùng nhau tiến bước đến con đường giác ngộ.

 

Không tính toán so đo, không hơn thua, không ích kỷ nhỏ nhen, lấy tình thương bao bọc tình thương, lấy từ bi nuôi dưỡng từ bi, hương thơm lan tỏa. Hỗ trợ giúp đỡ, diều dắt nhau vững vàng trở về với nguồn cội.  


Có thể nói Bát Chánh Đạo còn thì chánh pháp còn. Trên thế gian này nếu còn người trì và thực hành Bát Chánh Đạo thì phật pháp còn tồn tại. 
 

 

 

Khi con người sống bằng Chánh kiến thì người ấy có sự suy nghĩ Chân chánh.


Vì có suy nghĩ Chân chánh cho nên nói lời Chân chánh và việc làm cũng Chân chánh, vì việc làm luôn chân chánh nên chọn nghề nghiệp nuôi sống cũng được Chân chánh.

 

Cũng nhờ Chánh kiến, chánh Tư duy này, cho nên sự nổ lực cố gắng cũng chân chánh, niệm cũng được chân chánh.


Do niệm đã chân chánh, cho nên ta sống và làm việc trong định chân chánh ai sống trong định chân chánh thì người ấy có Chánh trí.

 

Người có trí tuệ là người biết việc đúng việc sai, việc thiện việc bất thiện, việc lợi mình lợi người, việc hại mình hại người.

 

Nhờ biết như vậy cho nên người ấy không rơi vào hai cực đoan. (Khổ hạnh và hưởng thụ).

 

Đây chính là ý nghĩa được đức Phật định nghĩa Trung đạo là con đường ‘Bát Chánh Đạo’.

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline