ĐẠO TÂM 25/02/2021

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 25/02/2021
Ngày đăng: 30/08/2022 01:45 PM

Bát chánh đạo: Là tám con đường Chơn chánh, tám cửa tu tập, để hoàn thiện bản thân, từ nhân cách đạo đức làm người, đến những phương tiện để rốt ráo đạo đức nhân cách của một con người.

 

Từ cách nhìn nhận mọi vấn đề bằng trí tuệ, đến tư duy suy nghiĩ chơn chánh, từ lời nói thiện lành tích cực đến hành vi thực hiện chân chánh. 

 

Bát chánh đạo hướng dẫn từ đạo đức nghề nghiệp mưu sinh cho đến động viên, tinh tấn thực hiện, làm tăng trưởng các điều thiện lành cho người thực hiện, để tăng trưởng công đức, và tích phước báu.   
 
Bát chánh đạo hướng dẫn ta, làm gì cũng phải tập trung vào công việc mình làm, tập trung chú ý, để đạt kết quả cao nhất, với trạng thái tư duy Trí tuệ sáng suốt.


Bát chánh đạo, không chỉ là, đạo  đức, đắc nhân tâm, nhân luân đạo đức làm người, mà còn là con đường cứu cánh cho đệ tử ta trên bước đường tu tập, hoàn thiện bản thân.

 

Bát chánh đạo, tám đường, tám ngành song song, không có đường nào lớn hơn đường nào, đệ tử thực hiện đồng điều như nhau gọi là con đường Trung đạo có tám ngành. 


 

 

Vì vô minh sinh khởi mà sinh khổ đau, mê lầm và lo lắng. Tham lam, phẫn nộ, ngạo mạn, vọng tưởng, đố kỵ điều do vô minh sinh khởi. 

 

Giữ vững lý trung đạo không nghiêng bên này hay bên kia, không gò bó, cũng không đam mê. Không cực đoan, cũng không dễ dãi thái hóa.

 

Không để tâm bị trói buộc vào các vọng tưởng, khi thoát khỏi vọng tưởng thì tâm ta mới được tự do.

 

Nếu như nhận thức được mọi thứ chỉ là ảo tưởng, cũng chỉ đến và đi trong chốc lát vậy thì tất cả mọi phiền não sẽ tiêu tan, chúng ta liền cảm nhận được tình thương bao la và sự bao dung vô bờ bến và càng trân trọng bản thân mình hơn khi thấy sự hiện diện của mình trên cõi đời này.


Nếu như cảm nhận được như vậy thì mọi oán hận không còn nữa. Người đối sử tệ bạc đối với ta, ta cũng thấu hiểu được và ta càng thấy thương chúng sinh nhiều hơn.


Đến khi cánh cửa trí tuệ được mở ra, thì điều còn lại cũng chỉ là tình thương và sự bao dung. 


Trong khi ngồi thiền định, nếu tâm khởi vọng tưởng, trí tuệ sẽ giúp ta nhận ra chân lý. 


Con người thường bị tình cảm trói buộc, mà tham lam khiến con người rời xa chân lý. Trong vòng luân hồi từ lúc ta sinh ra đến khi ta mất đi, ta luôn sợ hãi bệnh tật và chết chóc. Do đó cần phải đoạn trừ tất cả vọng tưởng.

 

 Một khi bước ra khỏi vọng tưởng thì sinh mạng sẽ được tự do. Tâm sẽ thanh tịnh, an tĩnh, và hòa bình. 

 


                    
1. Không tham lợi dưỡng cũng không từ bỏ lợi dưỡng là đường Trung đạo.


2. Không căng thẳng, cũng không chùng, vừa mức độ là đường Trung đạo.


3. Làm việc, nghĩ ngơi điều hòa có chừng mực, gọi là trung đạo.


4. Không nắng nhiều, cũng không mưa nhiều, điều hòa khí hậu cây tươi tốt là trung đạo.


5. Ăn nhiều thì bụng no, ăn ít thì bụng đói, vừa đủ không dư không thiếu là trung đạo. 


6. Tham ăn sinh sát sanh


Tiết chế thân không khỏe


Biết chừng mực tích cực 


Cả hai điều có lợi


Là con đường trung đạo 


7. Dục nhiều sinh tham.


Dục ít sinh mong cầu, không nhiều không ít đảm bảo sức khỏe là con đường trung đạo.


8. Không lo lằng, không buông lung, tâm điều hòa là lý trung đạo.


9. Nhân quả nghiệp báo nhân nào quả đó là lý Trung đạo - Chánh kiến.


10. Suy nghĩ nhiều sinh Vọng niệm.


Suy nghĩ ít huệ không sinh.


Không nhiều không ít là Trung đạo - Chánh Tư Duy.


11. Nói nhiều sinh loạn động, nói ít ít phương tiện, không nhiều không ít, là lý trung đạo - Chánh ngữ


12. Làm nhiều sinh tham việc 


Không làm sinh lười biếng 


Không nhiều không ít là Trung đạo - Chánh nghiệp.


13. Nuôi sống thân mạng mình 


Thực hành nghề sao cho


Vừa làm vừa tu tập 


Là con đường trung đạo - Chánh mạng 


14. Việc làm tích cực 


Điều đặng không ngừng nghỉ 


Miên mật không gián đoạn 


Không gấp, không bỏ


Là con đường trung đạo - Chánh Tinh tấn 


15. Niệm tập trung

 

Niệm chân thật


Chú ý quan sát 


Tự nhiên thả lỏng 


Không lệch bên nào 


Là đường Trung đạo - Chánh niệm  


16. Thiền định tự nhiên


Tư duy chánh niệm


Miên mật thực hành 


Ngoài không chấp tướng 


Trong không loạn động 




Thấy rõ vọng tâm


Điều tiết ý niệm


Không căng, không chùng


Thả lỏng tự nhiên


Là đường Trung đạo hướng đến Chánh định 

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline