Bài 71. Muốn vào phẩm pháp hoa trước hết phải là con người có đạo đức: Đạo đức thế gian và đạo đức xuất thế gian.
1. Đạo đức thế gian. Làm người trước nhé (Cư sĩ sẽ học, và bổ khuyết đạo đức thế gian, hãy mạnh dạn nhìn lại bản thân mình, và điều chỉnh hành vi của mình). Các tiêu chuẩn của bài đạo tâm Sư Phụ đưa ra để Cư sĩ kiểm tra lại bản thân. Là người có đạo đức, Cư sĩ phải:
- Trọng luân thường đạo lý
- Giữ bụng cho ngay thẳng
- Chăm lo nghề nghiệp
- Không được phung phí tài vật
- Giữ phong tục cho thuần hậu
- Dạy bảo con cháu về đạo đức
- Chuộng học chính đạo, chính pháp
- Răng đam mê tửu sắc
- Cẩn thận giữ giới, luật pháp nhà nước
- Rộng làm việc thiện
- Chuyên chú vào việc học để thấu hiểu đạo lý
- Giữ lễ, phép tắt, luật lệ, nhúng nhường, lễ độ và khiêm tốn
- Làm việc gì cũng bình tĩnh, nói lời gì cũng cẩn thận, tìm người có đạo đức sửa mình
- Không buồn vì mình kém tài, không lo vì người ta không biết tới, hãy lo hoàn thiện bồi dưỡng tài năng, và kiện toàn nhân cách
- Trong tâm luôn nghĩ làm sao đức hạnh của mình luôn được trao dồi
- Luôn sáng suốt thấy được đúng sai, phải trái, thị phi của thế gian
-Tâm luôn cầu đạo, chỉ lo đạo đức của mình bị suy đồi, không phiền muộn các việc khác
- Luôn xắp xếp các việc trong ngoài có khuôn phép.
- Luôn chuyển hóa cái hay cho người, không chuyển hóa cái xấu cho người
- Thanh thản, thư thái mà không kiêu căng
- Bụng dạ ngay thẳng, bao dung rộng lượng
- Ý chí mạnh mẽ, tự cường, tự lực
- Tự thân độc lập (điều kiện của tự độ)
- Làm việc theo năng lực của mình, không tham việc thoái hóa
- Hòa hợp bình đẳng hòa đồng với mọi người, không thiên lệch, không tư vị
- Lúc khó khăn cũng như lúc thuận lợi luôn giữ đạo đức mình
- Luôn trao dồi học vấn, ôn điều cũ học điều mới, dốc lòng hậu hỷ, chuộng lễ nghĩa.
Lưu ý: Học đi đôi với hành. Qua bài học đạo đức thế gian để cho Cư sĩ thấy rằng tu pháp xuất thế gian nhưng không ngoài thế gian.