ĐẠO TÂM 26/02/2020

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 26/02/2020
Ngày đăng: 30/08/2022 12:03 PM

ĐẠO TÂM


Người tin nhân quả nghiệp báo không bao giờ tìm hạnh phúc cho mình một cách mù quáng. Lúc nào họ cũng gieo trồng nhân lành, làm lợi ích cho mình và cho mọi người. Đem hết tâm lực phụng sự cho tất cả chúng sinh, giáo lý nhân quả là kim chỉ nam rèn luyện cho mình có đời sống chân, thiện, mỹ. Đây cũng là nền tảng để cho chúng ta hoàn thiện đến ngày thành đạo. Nếu chưa hiểu thâm sâu về giáo lý nhân quả tức là chưa hiểu về đạo phật. Và chưa thực hành đúng lời phật dạy, dễ lầm đường lạc lối, dễ rơi vào bể khổ. Hãy tham thấu nhân quả nghiệp báo sẽ nhận ra rằng đời sống của mình có hạnh phúc, hay khổ đau điều do chính mình tạo ra, từ đó không oán người, trách trời, hay đổ thừa cho số phận. Mà chúng ta phải cố gắng tinh tấn hành thiện, lập công bồi đức cải đổi vận mệnh, vượt qua mọi hoạn nạn tai ách phiền não, khổ đau. Thấy được nhân quả nghiệp báo tức đã có cái nhìn chánh kiến về thế gian, làm sáng tỏ lời phật dạy, để cho chúng ta biết đâu là thiện ác, tốt xấu, khổ vui, gieo nhân gì gặp quả đó, và phải ăn năn sám hối lỗi lầm mà mình đã tạo ra. Nhân quả không phải nằm trong chuyện cổ tích, hay là lời cửa miệng để nói cho vui, cho qua chuyện để xã giao. Mà thực sự chúng ta đang sống trong sự vận hành của chân lý nhân quả. Sự khác biệt giữa con người với nhau, chính là minh chứng cho sự tồn tại của luật nhân quả. 
 

 

 

Vô thường 


Thấy đóa hoa đẹp ta thích ta muốn giữ đóa hoa ấy là sai lầm, vì đóa hoa kia rồi sẽ tàn.


Hoa tươi không thể giữ mãi màu sắc.


Thấy một buổi chiều thu khói trời sắc hương, sắc nước thật ngoạn mục, tuy nhiên ta không thể lưu mãi cảnh sắc ấy vì hoàn hôn sẽ đến, đêm sẽ về.


Tuổi thanh xuân cũng thế, sắc đẹp, vợ hiền, con thảo, món ăn ngon, hạnh phúc ấm êm... tất cả đều bị chi phối bởi các định luật vô thường, rồi bị vô thường biến đổi, biến dạng thay đổi vị trí. Chẳng có gì ở mãi với ta được. Vì ý tưởng lưu giữ ấy trái với qui luật tự nhiên, không thực sự có ở tự nhiên, là ào tưởng vậy.  


Cái nóng rát da, cái lạnh buốt xương, cơn lũ ập đến mắc dù ta không muốn, nhưng nó vẫn ập đến theo định luật sinh diệt của đất trời.


Người dễ ghét khó ưa, ta không thích đấy nhưng nó vẫn tồn tại ở thế gian, vẫn có mặt ở xung quanh ta.


Một hoàn cảnh xã hội, một môi trường sống dường như trái ý nghịch lòng với ta dù có ghét bỏ chối từ thì đi đâu để tránh cái bất toại nguyện ấy. Mọi thứ tồn tại xung quanh ta, mặc dù ta không vừa lòng nhưng nó vẫn tồn tại, ta muốn nó biến khỏi mắt ta, nhưng đâu thể toại ý.


Mọi thứ dù có muốn hay không rồi sẽ tự biến đổi và hoại diệt theo định luật vô thường. Mà không có một mãnh lực hay ý tưởng nào có thể chi phối được. 

 

 

Chấp thủ năm uẩn là khổ

 

Năm uẩn hay “ngũ uẩn”.

 

Thân ta là thân ngũ uẩn. 


"Sắc, thọ, tưởng, hành, thức”.


Nói một cách tổng quát, khi ta bám víu vào năm yếu tố trên, coi đó là “ta”, là “của ta”, là tự ngã của ta, thì khổ đau có mặt. Mọi khổ đau, lo lắng, sợ hãi, thất vọng đều gắn liền với ý niệm về “cái ta” ấy. Thân này của ta, cảm thọ này của ta, tưởng này của ta, suy nghĩ này của ta, sư rõ biết này là của ta.

 
Phật giáo không phủ nhận rằng trong đời người cũng có lúc vui vẻ sung sướng vì thân tâm được thỏa mãn trong những điều mong muốn. Những hạnh phúc ấy là quả tốt của nhân lành đã gieo trong quá khứ hay trong hiện tại. 


Đức Phật không dạy rằng con người phải tránh những hạnh phúc ấy. Không nên hiểu lầm là phật có ý phủ nhận tình cảm của con người, để theo đuổi lý tưởng tinh thần cao thượng.


Phật nói rằng tình cảm của con người chính là sợi dây trói buộc, toàn khổ đau, không có lối thoát. 


Điều mà Đức Phật muốn nhắc nhở chúng ta không phải là bảo ta dẹp bỏ hoàn toàn tình cảm lành mạnh, tích cực của con người, mà chỉ có ý nhắc chúng ta không nên quyến luyến, bám víu vào những thú vui không thật, đừng có say mê, đắm chìm trong những hạnh phúc hư ảo đó. Vì vốn nó chỉ do duyên sanh vô thường và biến đổi.


Đức Phật nói cái vui đó là cái vui mong manh trong đau khổ, cái vui trong vô thường và biến đổi, cái vui còn vướng trong vô minh, phiền não, nghiệp chướng đưa đến khổ đau. 

 

Có khổ đau, thì phải có hạnh phúc. Có con đường đi đến khổ đau thì phải có con đường diệt khổ. Con đường đó chính là bát chánh đạo. 


Bát chánh đạo không phải là con đường đi đến hạnh phúc tuyệt đối. Nhưng muốn diệt khổ, hạnh phúc an lạc, thì Cs phải đọc, tham thấu và thực hành bát chánh đạo. 
 

 

 

Giảng bát chánh đạo

 

(Theo tinh thần đạo tràng)

 

1. Chánh kiến: Thấy đúng như thật tướng (thấy, biết các hiện tượng điều do duyên sanh vô thường và biến đổi, hoại hư dối không thật) .


2. Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng như thực tướng (phân tích, biết rõ các hiện tượng do duyên sanh, vô thường biến đổi hoại diệt, hư dối không thật).


3. Chánh ngữ: Nói đúng như thực tướng (nói, biết, biện tài không ngại các hiện tượng điều do duyên sanh vô thường biến đổi hoại diệt hư dối không thật).


4. Chánh nghiệp: Hành động tích cực, tỉnh thức (luôn thấy rõ việc mình làm).


5. Chánh mạng: Chọn ghề nghiệp mưu sinh, sao cho luôn sinh phúc lành. 


6. Chánh tinh tấn: Thực hành sao cho căn lành luôn tăng trưởng, nảy nở thiện pháp.


7. Chánh niệm: Luôn giữ niệm trong sạch, cho mình và cho bạn đồng tu.


8. Chánh định: Định không tướng.


Quán bát nhã chân không. 

 

 


(Giảng kinh Pháp Hoa phẩm 28)

 

Bổ tát Phổ Hiền cỡi Voi Trắng 6 ngà.


- Phổ là biến khắp, Hiền là đẳng giác, Phổ Hiền là vị bồ tát đẳng giác.  


- Voi trắng trượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại. Ngài đại diện cho bình đẳng tánh trí.


- Sáu ngà tượng trưng bồ tát đã hàng phục 6 căn.


- Sáu ngà tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ), vị bồ tát đã rốt ráo lục độ vạn hạnh và tự tại.

 

Bổ tát Phổ hiền: Đại diện cho phương tiện hạnh nguyện lớn lao, tiêu biểu cho đại hạnh, cũng như Bồ tát  Văn Thù tiêu biểu cho đại trí.


10 đại nguyện của Ngài gồm có:

 

1. Kính lễ Chư Phật.

 

2. Xưng Tán Như Lai.

 

3. Quảng Tu Cúng Dường.

 

4. Sám Hối Nghiệp Chướng.

 

5. Tùy Hỷ Công Đức.

 

6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân.

 

7. Thỉnh Phật Trụ Thế.

 

8. Thường Tùy Phật Học.

 

9. Hằng Thuận Chúng Sinh.

 

10. Phổ Giai hồi hướng.

 

Tu hành khi đã liễu nghĩa kinh, thì phải thực hành, hạnh mới thâm nhập diệu nghĩa của pháp. 


Hạnh thì phải miên mật, chuyên chất, điều đặng.

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline