ĐẠO TÂM 26/03/2019

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

ĐẠO TÂM 26/03/2019
Ngày đăng: 29/08/2022 04:14 PM

Bài 72.

 

- Giữ lễ phép cung kính và thận trọng

 

- Giao tiếp thì khiêm tốn và tự hạ

 

- Tâm luôn bổn nguyện khôi phục chánh pháp, giữ gìn thiên lý

 

- Lòng dạ ngay thẳng, không thay đổi

 

- Giảm dục vọng, bớt lòng giận hờn

 

- Tâm luôn nẩy nở chánh niệm về chánh pháp

 

- Luôn kiên định, giữ vững chánh pháp

 

- Tâm phát nguyện phổ độ chúng sinh hoằng dương chánh pháp

 

- Đạo đức không ngăn ngại, bao trùm khắp thể gian, tùy thuận, linh hoạt và quyền biến

 

- Tự chủ, quá giận thì mất huệ căn, quá lo thì rối trí, quá mừng thì sinh ảo tưởng.

 

- Mạnh mẽ trừ thói hư tật xấu, luôn tự đổi mới bản thân

 

- Tin vào năng lực mình mà không cao ngạo, không ỷ lại vào người khác

 

- Tĩnh tâm, tự xét, tự sửa mình trao dồi đức độ

 

- Làm việc không cẩu thả, giờ giấc không trễ hẹn

 

- Hoạt động luôn điều hòa, công việc không đình trệ

 

- Ăn uống điều độ, ngủ thức có giờ giấc

 

- Giản dị, đơn giản, không cầu kỳ

 

- Ngôn ngữ đơn giản, trong sáng, cử chỉ chất phát kín đáo

 

- Tri thức phong phú, văn hoá cao, trí tuệ sâu sắc, đời sống đạo đức tốt đẹp.

 

Muốn cầu đạo hãy hoàn thiện đạo đức bản thân mình, đi vào thế gian, tu vào chúng sinh đạo đức thế gian (từ trong nhà đến ra ngoài xã hội), nếu không Cư sĩ sẽ đứng trên mây, chưa làm tròn phận sự con người của thế gian, mà vọng tưởng điên đảo, tu pháp này tu pháp nọ...

 

 

Bài 73.

Phật trước khi thành phật, thì phật là chúng sinh, khi thành phật thì phật cũng là chúng sinh, nhưng là chúng sinh đã giác ngộ, còn ta là chúng sinh chưa giác ngộ.

 

Tu vào chúng sinh, nhập thế hành đạo, nghe tưởng lớn lao, nhưng thực ra tu ngay trước mặt ta, ở ngay chỗ ta đứng, ở ngay bước chân ta. Con người vì điên đảo, vọng tưởng, mà cứ đi tìm cầu, tưởng tu hành là chuyện lớn lao, là sự tách biệt giữa đời thường và đời sống tu hành, (giống như cá sống trong nước mà không biết nước, con người sống trong bể đạo mà không biết có đạo). Chân lý ở trong chúng sinh, ở đâu có chúng sinh thì ở đó có chân lý, chân lý không nhiệm màu mà là thường, chân lý ở ngay trong đời sống ta, hiện thực ngay trong sinh hoạt thường ngày của ta (Vd: thưa mẹ con đi học mới về..., bác có khỏe không?, ...con làm giúp bà nhé...).

 

Bài trước khi vào pháp hoa, Cư sĩ phải là con người có đạo đức, để là con người có đạo đức Cư sĩ phải làm gì? Điều này đâu có cao siêu, đâu có khó, đâu có gì mới lạ, nó là chuẩn mực cuộc sống hiện tại của ta. Làm người chưa xong làm sao làm Thánh, bồ tát? nếu có ngộ nhận là thánh, thì sẽ là một vị thánh bị khiếm khuyết, rồi sẽ phải tu lại từ đầu.

 

Để kiểm tra đạo đức thế gian của ta, hãy xem thái độ của mọi người xung quanh đối với ta, (ta sẽ biết rõ), gia đình, bạn bè, người thân, xã hội... mọi người gặp ta mà còn thấy khó chịu, còn bực bội, còn xa lánh,... thì không ổn, đã tu hành mà người khác khó gần gũi mình, thì phải xem lại hạnh tu của mình, cách tu của mình.

 

Có người cứ đổ lỗi cho người khác xấu, người khác không tốt, mà không chịu kiểm tra hành vi của mình, xem mình có lỗi không thì thật là điên đảo thị phi trắng đen.

 

Ta tu hành thì ta phải là người điều chỉnh hành vi đạo đức mình trước, không than phiền đến người khác.

 

 

Bài 74.

 

1. Dứt điều thích, ngăn điều muốn để trừ phiền lụy

 

2. Dằn điều trái, bỏ điều ác, để trừ bỏ lỗi lầm

 

3. Chê rượu, tránh sắc, để khỏi bị vướng nhơ

 

4. Tránh điều ngờ, xa điều nghi, để khỏi lầm lạc

 

5. Học rộng, hỏi cặn kẻ để biết nhiều

 

6. Làm việc to lớn, nói lời ái ngữ để sửa mình

 

7. Kính cẩn, nhúng nhường, cần kiệm, để giữ thân

 

8. Gần gũi người nhân từ, kết bạn người ngay thẳng để hỗ trợ nhau trong lúc hoạn nạn

 

9. Rộng lượng, chu đáo, cẩn thận để tiếp đãi người

 

10. Gần người có tài năng, có đạo đức để trau dồi đức hạnh

 

11. Không gần người thâm hiểm, độc ác để bảo hộ thân, tâm

 

13. Học xưa, xét nay cho tường tận thấu đáo.

 

14. Giỏi xét nhân duyên, luận đàm nhân quả, quán xét vô ngã, vô thường

 

15. Nhẫn nại, chuyên cần, vượt qua mọi khó khăn thử thách

 

16. Giản dị, tùy thuận, nương theo phương tiện

 

17. Từ tâm, phổ độ, gần gũi chúng sinh

 

18. Cật vấn đạo lý, thọ giáo huyền nghĩa để thông tuệ

 

19. Hiểu sự thịnh suy, rõ lý tan hợp, không xao động lưu luyến

 

20. Thương sinh mệnh chúng sinh, như chính sinh mệnh mình.

 

Cư sĩ lưu ý:

 

- Con người không phải xuất thân là cao quí, mà do hành vi cao quí

 

- Con người không phải vì xuất thân mà ti tiện, mà vì hành vi mà ti tiện (Con người cũng vì hành vi mà tôn quí, có đạo đức. Con người cũng vì hành vi mà ti tiện, suy đồi đạo đức).

 

Cho nên để rèn luyện tu dưỡng nên một con người có đạo đức phải là một quá trình tu dưỡng lâu dài, không phải vì gia đình có truyền thống đạo đức là ta có đạo đức. Cái danh vọng, mê lầm, hư ảo truyền thống của thế gian nó che mờ đi cái minh tâm, sáng suốt của con người ta, vùi lấp đi cái nhận thức của con người về chuẩn mực, đạo đức thế gian. Điều này nó sẽ cản trở con đường Thánh đạo của ta.

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline