GIẢNG ĐẠO TÂM - Như lý tác ý
Đúng như sự thật mà tác ý. Nếu không đúng như sự thật mà tác ý sẽ làm tăng sự cấu nhiễm trong tâm.
Như lý tác ý là đúng như chân lý mà tác ý. Không đúng như chân lý mà tác ý thì sẽ tăng cường sự cấu nhiễm trong tâm. Làm tăng vô minh.
Như các chân lý dưới đây mà tác ý:
Thân này là thân của Ngũ uẩn
Thế giới này là thế giới của Ngũ uẩn
Ngũ uẩn là duyên sanh
Ngũ uẩn là vô thường
Ngũ uẩn là biến đổi
Ngũ uẩn là hoại diệt
Ngũ uẩn là hư dối
Ngũ uẩn là không thật
... là tự tánh đổi khác.
Thường quán niệm chân lý và tác ý:
1. Vô thường
2. Vô ngã
3. Nhân quả nghiệp báo
4. Duyên sanh.
Và thấy rõ 4 chân lý này đang tồn tại trong cuộc sống, và chúng sinh trong cuộc sống này đang bị bốn chân lý này chi phối.
Thế giới này vận hành theo duyên.
Mỗi người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của chính mình, mỗi người là ông chủ của nghiệp do mình gây ra. Mọi việc điều có tiền nhân, hậu quả.
Sắc thân này do tứ đại hợp thành (đất, nước, gió, lửa). Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không có chủ thể, không có tự tánh, không có ta, không có cái của ta, không có tự ngã. Là không, trống rỗng. Mọi thứ không theo ý của ta. Sanh diệt liên tục và biến đổi không sai khác.
Hợp rồi lại tan...
Như lý, chân lý mà tác ý, nhìn thấy rõ chân tướng sự thật của thế gian. Và chứng 4 trí (Vô thường, vô ngã, nhân quả, duyên sanh).
GIẢNG ĐẠO TÂM – Nghiệp duyên
- Vì có nghiệp của mắt, nên mắt thấy được cảnh vật, hình ảnh và bị dính mắc vào cảnh, hình ảnh.
- Vì có nghiệp của tai, nên tai nghe được âm thanh, tiếng nói và dính mắc vào âm thanh, lời nói.
- Vì có nghiệp của mũi, nên mũi ngửi được mùi thơm thối và dính mắc vào mùi thơm thối.
- Vì có nghiệp của lưỡi, nên nếm được vị ngọt chua cay, và bị dính mắc vào các vị.
- Vì có nghiệp của thân, nên thân xúc chạm, cảm giác được nóng lạnh, cứng mềm và bị dính mắc vào việc xúc chạm.
- Vì có nghiệp của ý, nên khi ý tiếp xúc các pháp trần (thọ tưởng hành), bị dính mắc vào các pháp trần.
Có khi nghiệp đến đầy đủ 6 căn có khi nghiệp đến chỉ một căn trong sáu căn.