Bài 76.
Do vô minh mà có sự khổ đau, mê lầm, và cả sự lo lắng, tham lam, phẫn nộ, ngạo mạn, vọng tưởng đố kỵ, sợ hãi điều do vô minh phát sinh ra, ảo tưởng lại tương phản với vô minh, ảo tưởng có hai mặt đối lập, giữ vững lý trung đạo, không nghiêng bên này hay bên kia, không để thân thể đói khát, cũng không đam mê dục vọng, chuyên chú vào trung đạo, nếu như nhận thức được tà ác chỉ là ảo tưởng. Vậy thì tất cả mọi phiền não sẽ tiêu tan, chúng ta liền cảm nhận được tình thương và sự bao dung, bản chất của hai loại cảm xúc này điều giống nhau, nếu cảm nhận được như vậy thì mọi oán hận không còn, người đối xử tàn ác đối với chúng ta, ta cũng có thể thấu hiểu, và đến khi cánh cửa trí tuệ được mở ra, điều còn lại chỉ là lòng bao dung, trong khi thiền định, nếu trong tâm khởi lên vọng tưởng, trí tuệ có thể giúp ta phân biệt rõ chân lý và sự vật, phân biệt rõ ta và người, chính sự phân biệt đó dẫn dắt cuộc sống của chúng ta đi vào lầm lạc, con người thường bị tình cảm trói buộc, mà tham lam, chính là nguyên nhân làm con người rời xa chân lý, trong vòng luân hồi từ lúc sinh ra đến khi chết đi, chúng ta sợ hãi bệnh tật và chết chóc, điều đó chỉ làm tăng trưởng vô tri sợ hãi của chúng ta. Do đó cần phải đoạn trừ tất cả vọng tưởng, một khi bước ra khỏi vọng tưởng, thì sinh mạng cũng sẽ được tự do, thoát khỏi sự tù túng, thanh tịnh, an định, và hòa bình. Tứ thánh đế chính là bốn sự thật cao quí.
Khi tâm chúng ta có ý mong cầu, chúng ta điều cho rằng nếu đạt được nó sẽ rất vui, nhưng khi ước mơ trở thành hiện thực thì lúc đó trong lòng chúng ta lại trống vắng. Sanh khởi dục vọng cũng giống như đang ước mơ một điều gì đó, một khi đạt được rồi, thì ước mơ không còn nữa, sự chóng vắng của sinh mạng như nước chảy qua kẻ tay, đời ngươi không có gì là chắc chắn, hãy quên đi những hư ảo của thế gian, bởi nó không đem lại lợi ích gì, dù ta sợ hãi trước sự biến mất của sinh mạng này, nó vẫn không vì đó mà dừng lại. Chân lý thường hằng vẫn luôn đứng trước mắt ta nhưng ta không thấy, ta chỉ thấy toàn là bóng đen. Trong thế gian này cái thấy của con người đều do tâm con người chọn lựa, vì sự lựa chọn sai lầm mà làm cho con người đau khổ.
Xung quanh ta cảnh sắc tươi đẹp muôn màu muôn vẻ, thiên nhiên tràn đầy sức sống, dù ta đau khổ thế giới tự nhiên vẫn không hề thay đổi, chỉ có nhận thức của ta thay đổi. Bất cứ cái gì quá độ, ngay cả niềm vui cuối cùng cũng sẽ khổ đau, do đó phải giữ vững lý trung đạo như vậy ta sẽ thấy rõ bản chất sự vật. Đạt được sự an tịnh vô hạn.