Đạo Tâm 31/08/2022

VÕ ĐẠO THIẾU LÂM QUYỀN SƠN

8:00 AM - 21:00 PM

Đạo Tâm 31/08/2022
Ngày đăng: 05/10/2022 04:21 PM

Nói lìa Phật không có tâm là nói Phật từ trong tâm hiển lộ. Tâm có thể sinh Phật, nên Phật từ tâm mà sinh, nhưng Phật lại chưa từng sinh tâm. Cũng như cá sinh ở nước, nước không thể sinh cá. Muốn thấy cá thì chưa thấy cá trước đã thấy nước. Muốn thấy Phật thì chưa thấy Phật trước đã thấy tâm. Như vậy thì biết rằng, khi thấy cá rồi không còn nước, khi thấy Phật rồi chẳng còn tâm. Nếu chẳng quên tâm, ấy là vẫn còn bị tâm mê hoặc. Nếu chẳng quên nước, ấy là vẫn còn bị nước làm mê.

Chúng sinh với Bồ-đề cũng ví như nước với băng. Bị ba độc (Tham, sân, si) nung đốt nên gọi là chúng sanh. Do ba pháp giải thoát (giới, định, huệ) mà được thanh tịnh nên gọi là Bồ-đề. Bị ba tháng mùa đông làm cho đông lại nên gọi là băng. Do ba tháng mùa hạ làm cho tan chảy nên gọi là nước. Nếu lìa bỏ băng, tức không có nước nào khác. Nếu lìa bỏ chúng sinh, tất không có Bồ-đề nào khác

Nên biết rõ rằng tánh của băng tức là tánh của nước, tánh của nước tức là tánh của băng. Chúng sinh tức là Bồ-đề. Chúng sinh với Bồ-đề cùng chung một tánh, như đường và kẹo vốn cùng một nguồn gốc, chỉ do chế biến mà khác nhau. Mê và ngộ là cảnh giới khác nhau nên có hai tên gọi là chúng sinh và Bồ-đề. Rắn hóa thành rồng không đổi vảy, kẻ phàm biến thành bậc thánh vẫn không đổi mặt. Chỉ cần biết rằng, tâm thì trí huệ soi chiếu bên trong, thân thì giới luật tinh khiết bên ngoài

 

Người khéo quán xét hình sắc thì hình sắc chẳng sinh nơi tâm, tâm chẳng sinh nơi hình sắc, nên hình sắc với tâm cùng thanh tịnh. Khi không có vọng tưởng thì mỗi tâm là một cõi Phật. Khi có vọng tưởng thì mỗi tâm là một địa ngục. Chúng sanh tạo thành vọng tưởng, lấy tâm sinh tâm nên thường ở trong địa ngục. Bồ Tát quán xét thấy rõ vọng tưởng, không lấy tâm sinh tâm nên thường ở trong cõi Phật. Nếu không lấy tâm sinh tâm thì tâm nào cũng vào cõi không, niệm nào cũng về cõi tĩnh, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác. Nếu lấy tâm sinh tâm thì tâm nào cũng không tĩnh lặng, niệm nào cũng về cõi động, từ địa ngục này trải qua địa ngục khác.

 

"Con làm Công đức không cần tiền"
Không có tiền sao mua gạo ăn?
Không có gạo sao nấu cơm?
Không ăn cơm sao có sức khoẻ?
Sức khỏe là yếu tố quan trọng của sắc thân tứ đại, để cho chúng sinh tu.

Tiền cũng có phật tánh
Tiền cũng là pháp, pháp thì có Pháp tướng và Pháp tánh
Pháp tướng thì muôn hình vạn trạng
Pháp tánh thi thanh tịnh, bình đẳng không sai khác, pháp tánh là bản tánh thanh tịnh nhiệm mầu của Như lai tạng.
Người tu hành nên nương theo pháp tánh mà tu, sẽ không sai đường
Mọi pháp tướng chỉ là phương tiện không sai khác, không nên bị kẹt trong đó
Bản tánh tiền xưa nay không thay đổi, mà do tâm chúng sinh thay thổi khi tiếp xúc với tiền.

 

Đăng ký nhận tin

0
Zalo
Hotline