Nhập thế hành đạo là tu vào chúng sinh, tu vào chúng sinh thì phải tùy thuận nơi chúng sinh mà hành đạo. Tùy thuận nơi chúng sinh là nương nơi phương tiên của chúng sinh mà hóa độ, độ mình, độ người và không ngoài phương tiện ấy. Tùy thuận chúng sinh là nương theo căn cơ của chúng sinh mà chia sẽ chánh pháp, và phù hợp với căn cơ ấy. Thực hành tùy thuận chúng sinh là ta đã thực hành phá chấp Ngã, chấp pháp, và thực hành tùy duyên hóa độ. Vì căn cơ chúng sinh có sai khác, thuận theo chúng sinh nên phương tiện hóa độ có sai khác. Hóa độ ở đây có hai ý:
1. Thuần hóa bổn tâm của minh, tức là hàng phục được vọng tâm và an trụ chân tâm.
2. Vì hiểu biết được pháp tu mà chia sẽ sự hiểu biết của mình với mọi người, nhờ sự chia sẽ đó giúp mọi người nhận ra được những khuyết điểm, những sai lầm mắc phải trong quá trình tu tập.
3. Giảng kinh nói pháp thực chất là đoạn trừ phiền não cho ta là chính, đoạn trừ phiền não cho người là phụ.
Thường xưa nay khi nói đến hóa độ mọi người hiểu là hóa độ người khác theo ý thứ 2. Nhưng thực chất là ta hóa độ ta, ta phải chiến thắng bản ngã của ta, và hàng phục nó. Hàng phục các vọng niệm nổi lên (mỗi vọng niệm nổi lên là một chúng sinh).
Tùy thuận nơi vọng niệm, mà ta có phương tiện hóa độ phù hợp.
Tùy thuận nơi chúng sinh, chính là tùy thuận cúng dường các đức phật. Vì tùy thuận nơi chúng sinh, nên tâm không dao động, ý không chống trái tức là ta đang thực hành lời phật dạy, tâm an tịnh, tỉnh thức. Thực hành lời phật dạy tức là ta đang thực hành cúng dường các đức phật.
Nhập thế hành đạo (tu vào chúng sinh), tu vào chúng sinh thì phải tùy thuận nơi chúng sinh. Nếu tùy thuận nơi chúng sinh, thì chính là tùy thuận việc cúng dường các đức Phật.
Nếu làm cho chúng sinh vui mừng thì chính là làm cho các đức Như Lai vui mừng, vì các đức Như Lai vì nhân nơi chúng sinh mà sinh lòng đại bi, nhân lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhân nơi tâm bồ đề mà chứng thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Đối với chúng sinh mà sinh tâm bình đẳng, thì có thể sinh lòng đại bi đầy đủ hoàn toàn. Dùng tâm đại bi mà tùy thuận chúng sinh thì có thể thành tựu pháp cúng dường Như Lai.
Tất cả chúng sinh là gốc rễ. Bồ tát là Hoa, Phật là Quả. Dùng nước đại bi tưới nhuần gốc rễ chúng sinh thì có thể trổ bông Bồ tát Trí - huệ, và kết thành quả Phật.
Bồ tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho tất cả chúng sinh thì mới thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên quả Bồ đề thuộc về chúng sinh. Nếu không có chúng sinh, tất cả Bồ tát trọn không thể thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Ta là bồ tát, bồ tát chính là ta. Ta là phật, phật cũng chính là ta. Phật và chúng sinh không có sai khác. Khi mê là chúng sinh, khi tỉnh là Bồ tát. Khi mê là chúng sinh khi Giác là Phật.